Chúng ta đã tạo ra 6 tỷ tấn chất dẻo kể từ năm 1950, và hầu hết trong số đó bị thải ra môi trường .

Những con hải âu có thể được tha thứ vì đã cho chim non ăn phải chất dẻo, bởi chúng nghĩ đó chỉ là vật ban tặng bổ dưỡng đến từ biển cả. Những chú rùa cũng mắc lỗi tương tự, tưởng rằng các túi chất dẻo đang nổi bồng bềnh là con sứa ngon lành. Hậu quả là ruột những chú chim và rùa này bị lấp kín bởi rác thải khó tiêu của con người. Nhiều con chết vì tắc nghẽn tiêu hóa và thiếu dinh dưỡng.

Nhưng liệu chúng ta có được tha thứ hay không? Chúng ta tạo ra chất dẻo. Chúng ta sản xuất và tiêu thụ hàng triệu tấn mỗi năm, sau đó vứt bỏ một cách lãng phí. Chất dẻo chất đống trên những bãi biển, trôi nổi và tụ lại ở những dòng hải lưu lớn.

Một nghiên cứu do Jenna Jambeck (Đại học Georgia) đứng đầu, xuất bản trên tạp chí Science, đã tính rằng hiện mỗi năm, 192 nước giáp biển trên thế giới sản xuất ra gần 300 triệu tấn chất dẻo. Ước tính 8,8 triệu tấn trôi nổi trên các đại dương.

Hiện mỗi năm, 192 nước giáp biển trên thế giới sản xuất ra gần 300 triệu tấn chất dẻo. Ước tính 8,8 triệu tấn trôi nổi trên các đại dương.

Trong khi hầu hết những ô nhiễm biển xuất phát từ những nước châu Á – một số dòng sông là điểm thải bỏ rác thải chất dẻo, và dòng nước cuốn trôi chúng đến một vài nơi vô định – thì dòng sông Thames ở nước Anh cũng đang chứa một lượng chất dẻo đáng lo ngại. Ngoài ra, một nghiên cứu khác ước tính có khoảng 1 tỷ mẩu nhựa nhỏ từ các thành phố Nam California trôi ra Thái Bình Dương mỗi ngày.

Vài dòng hải lưu chất dẻo khổng lồ trôi nổi trên mặt biển mới được phát hiện gần đây. Chúng chỉ thể hiện một phần của đống vụn chất dẻo này. Theo nghiên cứu của Jambeck, có khoảng “90% chất dẻo trên biển không thể hiện ra” – đơn giản là chúng biến đi đến nơi nào đó trong hệ sinh thái biển.

  • Một số đã chìm xuống biển sâu, trở thành “hệ sinh thái chất dẻo” nơi cư ngụ của cua, tôm và các loài vật khác.
  • Số khác thì hòa với cát và đá để trở thành một loại đá mới gọi là “đá kết nhựa“ (plastiglomerate).
  • Có cái lại bị nghiền nát thành các do tác động của các dòng chảy, sóng và thủy triều; động vật có thể ăn chúng, từ đó nhựa đi vào chuỗi thức ăn.

rope
“Đá kết nhựa” tìm thấy ở bãi biển Kamilo. Nó bao gồm “đá basalt (đá tổ ong), san hô, vỏ sò ốc và vụn gỗ” được “gắn kết với nhau bằng các hạt cát, trong một ma trận chất dẻo” (Ảnh: Patricia Corcoran)

Chúng ta đã tạo ra 6 tỷ tấn chất dẻo kể từ năm 1950, và hầu hết trong số đó bị thải ra môi trường.

Xem thêm:

Sinh vật biển ăn phải chất dẻo bị thải bỏ

Để hình dung dễ hơn về 8,8 triệu tấn chất dẻo độc hại gần như không-thể-phân-hủy bị thải ra đại dương mỗi năm, Jambeck ví rằng chúng tương đương với 15 túi đi chợ đựng đầy mảnh chất dẻo rải trên mỗi mét bờ biển của các nước duyên hải trên toàn thế giới.

Chúng tương đương với 15 túi đi chợ đựng đầy mảnh chất dẻo rải trên mỗi mét bờ biển của các nước duyên hải trên toàn thế giới

Vấn đề này được phát hiện lần đầu vào năm 1970 khi có khoảng 0,1% sản phẩm nhựa dẻo bị thải ra đại dương. Tỷ lệ này hiện nay là 4,5%. Chúng ta đang tiến hành một quá trình làm ô nhiễm không thể phục hồi trên quy mô vô cùng lớn.

Trái đất là một hệ sinh thái đơn độc, cũng là hệ sinh thái duy nhất của chúng ta. Nếu chúng ta đầu độc hay bóc lột nó, chúng ta không còn hệ sinh thái nào khác. Và thực tế đã cho ta thấy hậu quả. Quả thực, “Tương lai là chất dẻo”. Trước đây chúng ta hiểu lời tiên đoán này theo thuật ngữ phát triển kinh tế, thì nay lại có thể hiểu theo thuật ngữ sinh thái học.

Gần như không có đại dương hay bãi biển nào trên thế giới không có chất dẻo do con người thải ra. Những nghiên cứu tại biển Ban-tich chỉ ra rằng các động vật phù du ăn các mảnh chất dẻo, và sau đó những mảnh này gián tiếp bị các sinh vật lớn hơn ăn vào. Các đại dương trên thế giới đều không thoát khỏi ô nhiễm từ chất dẻo.

Plastic bags and other rubbish are collected from the waters of Manila Bay, Philippines, on July 3, 2014. (Jay Directo/AFP/Getty Images)
Túi nhựa và các rác thải khác đang được thu gom ở vùng mặt nước tại Vịnh Manila, Philippines, vào ngày 3/7/2014. (Ảnh: Jay Directo/AFP/Getty Images)

Trong một nghiên cứu từ Đại Học Victoria về các mảnh vụn chất dẻo trong nước biển dọc theo bờ biển của tỉnh British Columbia, Canada, các nhà khoa học phát hiện đến 9,180 mảnh vụn trong mỗi mét khối nước tại một vài địa điểm, mỗi mảnh này có kích thước khoảng một mẩu bã café. Càng gần trung tâm thành phố thì mật độ càng cao. Nghiên cứu đã chụp được ảnh những loài phù du nhỏ bé với mẩu vụn chất dẻo trong cơ thể, sau đó những mảnh vụn này bắt đầu hành trình trong chuỗi thức ăn, và quay lại với chúng ta.

Vậy bạn có thể làm gì? Hãy nhớ rằng, mỗi khi bạn đang vứt rác ra môi trường, xuống sông hay xuống biển, thì cũng như là đang vứt rác vào bữa ăn của chính mình vậy. Thay đổi trong nhận thức và hành động của tất cả mọi người sẽ không diễn ra ngay lập tức, nhưng bạn có thể chọn thay đổi hành vi của mình ngay hôm nay.

Ray Grigg

Ray Grigg là tác giả của 7 cuốn sách đã được xuất bản trên thế giới về triết học Phương Đông, đặc biệt về Thiền và Đạo Giáo. Bài báo trên được xuất bản trước đó trên trang TroyMedia.com.

Những quan điểm được bày tỏ trong bài viết này là ý kiến của (các) tác giả và không nhất định phản ánh quan điểm của Thời báo Đại Kỷ Nguyên.

Trần Huy biên dịch

Xem thêm: