Vụ bê bối tạo ra 2 đứa bé chỉnh sửa gen của một nhà khoa học nổi tiếng Trung Quốc rất có thể không chỉ là vấn đề cá nhân. Ẩn sau đó nhiều khả năng là sự hậu thuẫn bí mật từ phía chính quyền.

Cuối tháng 11 nắm ngoái, một nhà khoa học hàng đầu Trung Quốc đã tuyên bố tạo ra những đứa trẻ được chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới. Hiện tại, nhà khoa học này hiện đang bị giam lỏng trong một căn hộ chung cư tại một trường đại học ở thành phố phía nam tỉnh Thâm Quyến, bên ngoài có rất nhiều cảnh vệ.

Chính quyền Trung Quốc dường như chỉ mới bất ngờ phát hiện ra rằng những gì nó coi là một thành công lớn lại bị tẩy chay mạnh mẽ bởi công đồng khoa học quốc tế. Đằng sau sự hiểu lầm này là một sự khác biệt mang tính căn bản: cái cách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhìn nhận đối đãi với cuộc sống con người, so với phần còn lại của thế giới.

Ngày 25 tháng 11, hai ngày trước Hội nghị Thượng đỉnh Quốc tế lần thứ hai về chỉnh sửa gen người ở Hồng Kông, nhà nghiên cứu sinh lý học Hạ Kiến Khuê đã công bố chiến thắng của mình trên một số video YouTube. Trong những video này, ông ta đã đắc thắng tuyên bố rằng, “vài tuần trước, hai bé gái Trung Quốc nhỏ xinh đẹp, Lulu và Nana, đã cất tiếng khóc chào đời, khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác“.

Ngày 26/11, Nhân dân Nhật báo, cơ quan truyền thông chính thức của ĐCSTQ, đã xuất bản một báo cáo về Lulu và Nana, với tiêu đề “Những em bé được chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới, miễn dịch với HIV đã được tạo ra ở Trung Quốc”.

Với niềm tự hào, báo cáo đã tôn vinh sự chào đời của Lulu và Nana là “một bước đột phá lịch sử của Trung Quốc trong việc áp dụng công nghệ chỉnh sửa gen trong lĩnh vực phòng chống bệnh dịch”.

Ông hiện đang ở đâu. Hồi đầu năm, tờ New York Times từng đưa tin rằng, ông Hạ Kiến Khuê hiện bị cách ly tại một nơi tiếp khách nhỏ trong một trường đại học ở thành phố phía Nam tỉnh Thâm Quyến, hai ban công của căn chung hộ mà ông Hạ đang cư trú đều được vây kín bằng lưới thép.

Tờ The Daily Telegraph dẫn lời của Giáo sư Robin Lovell-Badge thuộc Trung tâm nghiên cứu Francis Crick (Francis Crick Institute) cho biết, nơi ông Hạ Kiến Khuê bị giam lỏng có rất nhiều cảnh vệ, “hiện chưa rõ những cảnh vệ này là canh giữ ông Hạ đang bị giam lỏng hay là bảo vệ nơi ở của ông ấy”.

Vụ bê bối em bé chỉnh sửa gien ở Trung Quốc hé lộ ‘âm mưu hắc ám’ của chính quyền đằng sau
Căn chung cư tầng 4 nơi ông Hạ bị cách ly, có cảnh vệ mặc thường phục bên ngoài. (Ảnh: Elsie Chen/New York Times)

Phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế

Có lẽ cả ông Hạ và các biên tập viên của tờ Nhân dân Nhật báo đều không thể ngờ rằng những gì đang chờ đợi họ không phải là những lời chúc mừng tán tụng, mà thay vào đó là một sự phản đối toàn cầu từ các cộng đồng khoa học và y học chủ lưu. Thậm chí 122 nhà nghiên cứu y sinh học Trung Quốc đã đăng trên mạng Internet một tuyên bố mạnh mẽ lên án những tuyên bố của ông Hạ.

Các nhà khoa học đã lên án thí nghiệm của ông Hạ là “bất hợp pháp, vô đạo đức, liều lĩnh và không thể chấp nhận được”.

Vụ bê bối em bé chỉnh sửa gien ở Trung Quốc hé lộ ‘âm mưu hắc ám’ của chính quyền đằng sau
Nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khuê phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc tế lần thứ Hai về Chỉnh sửa Bộ Gen Người ở Hồng Kông vào ngày 28 tháng 11 năm 2018. (Ảnh: Song Bilong / The Epoch Times)

Với việc bỏ qua sự phản đối về mặt đạo đức để tùy ý “chỉnh sửa” con người, công nghệ chỉnh sửa gen này bị buộc tội trên bình diện đạo đức bởi vì những thay đổi đối với phôi sẽ được thừa hưởng bởi các thế hệ tương lai, rốt cục có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nhóm gen.

Việc chỉnh sửa gen của phôi người với kích thước “hạt vừng li ti” cũng mang đến những rủi ro đáng kể, chẳng hạn như mang đến các đột biến không mong muốn hoặc tạo ra một em bé có cơ thể bao gồm một số tế bào được chỉnh sửa và một số tế bào chưa được chỉnh sửa.

Jennifer Doudna, người đồng phát minh ra công cụ chỉnh sửa gen CRISPR, công cụ được ông Hạ sử dụng để chỉnh sửa gen của các em bé, đã chất vấn động cơ của ông Hạ.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta vẫn cần phải nằm bắt được động lực của nghiên cứu này và quá trình cụ thể để có được sự đồng thuận các bên”, Doudna nói.

Một con sói đơn độc, hay một doanh nghiệp được chính quyền hậu thuẫn?

Đại học Khoa học Công nghệ Nam Phương, nơi ông Hạ làm việc, đã rất nhanh chóng trong việc “cắt đứt mọi liên hệ”. Trường đại học tuyên bố rằng ông đã nghỉ phép không lương từ tháng 2 năm 2018; nghiên cứu của ông được thực hiện bên ngoài khuôn viên trường; và trường đại học cùng khoa của Hạ cho biết họ không hề hay biết về dự án này.

Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Thâm Quyến Hemei, nơi những đứa trẻ chỉnh sửa gen này – Lulu và Nana – được sinh ra, cũng phủ nhận mọi mối liên quan đến thí nghiệm của ông Hạ.

Tuy nhiên, một số chuyên gia Trung Quốc tỏ ra vô cùng hoài nghi lời cam đoan của các tổ chức này về việc họ không có dính líu gì trong sự việc.

Vụ bê bối em bé chỉnh sửa gien ở Trung Quốc hé lộ ‘âm mưu hắc ám’ của chính quyền đằng sau
(Ảnh: The Epoch Times)

Trên chương trình YouTube của mình, Wen Zhao, một bình luận viên người Trung Quốc, cho biết rằng, theo các tài liệu ông Hạ đã nộp cho cơ quan đăng ký thử nghiệm lâm sàng Trung Quốc , ngày ông Hạ được Ủy ban Đạo đức của Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Thâm Quyến Hemei cấp phép thực hiện là ngày 3/7/2017. Vào thời điểm đó, ông Hạ vẫn đang làm việc cho Đại học Khoa học và Công nghệ Nam Phương, ngay cả khi tuyên bố của trường đại học này về việc ông đã nghỉ phép không lương từ tháng 2 năm 2018 là đúng.

Hình ảnh của “Đơn Đăng ký Xét duyệt Đạo đức” của nghiên cứu của ông Hạ, xuất hiện trên một số trang web của Trung Quốc, cho thấy rõ con dấu chính thức của Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Thâm Quyến Hemei và chữ ký của bảy thành viên Ủy ban Đạo đức. Đánh giá kết luận, “ Thử nghiệm tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và được cấp phép từ ủy ban này”.

Theo các tài liệu mà ông Hạ đã nộp cho cơ quan đăng ký thử nghiệm lâm sàng Trung Quốc, dự án của ông được tài trợ bởi Hội đồng Đổi mới Khoa học và Công nghệ thành phố Thâm Quyến, mà kể từ khi “vụ việc vỡ lở” đã bác bỏ mọi mối ràng buộc với ông Hạ.

Ông Wen tỏ ra rất hoài nghi với sự phủ nhận của Hội đồng Đổi mới Khoa học và Công nghệ thành phố Thâm Quyến. Ông nói rằng trừ phi ông Hạ có thể in tiền mặt tại nhà, thì không có cách nào để ông ta thực hiện một dự án lớn như vậy mà không nhận được nguồn tài trợ từ đâu đó.

Theo một nhà bình luận với bí danh Cao Ji trên Twitter – người này tự nhận là cựu giáo sư khoa học tại một trường đại học ở Thượng Hải, và hiện đang giảng dạy tại một trường đại học ở Đài Loan – dự án chỉnh sửa gen được chỉ đạo bởi các nhà lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ, được ủy thác cho Đại học Khoa học và Công nghệ Nam Phương, và được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của ông Hạ.

Ông Cao lập luận rằng dự án của ông Hạ cần đến hàng trăm triệu nhân dân tệ (hàng chục triệu đô la). Một số tiền khổng lồ như vậy không thể chỉ được đơn thuần cấp cho một phó giáo sư, và dự án này phải có sự hậu thuẫn của các cơ quan chính phủ cấp cao.

Ông Cao cũng nhận thấy ông Hạ là một nhà sinh học ưu tú, được tuyển dụng trở lại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Nam Phương từ Hoa Kỳ thông qua chương trình “Kế hoạch Một ngàn Tài năng”, kèm theo đó thường có mức lương bổng cao hơn và mức tài trợ nghiên cứu cao hơn rất nhiều cho các nhà khoa học trong chương trình so với các nhà khoa học được đào tạo ở trong nước. Do đó, không thể có chuyện ông Hạ có thể được xin nghỉ phép dài hạn từ trường đại học để thực hiện dự án chỉnh sửa gen của mình mà không có sự hỗ trợ từ chính quyền cấp cao.

Ngoài ra, thí nghiệm của ông Hạ có bao gồm hàng chục ứng viên được sàng lọc và lựa chọn từ hơn 200 người, ông Cao cho biết. Mỗi cặp vợ chồng tham gia thí nghiệm chỉnh sửa gen thực tế có thể kiếm được 280.000 nhân dân tệ (40.630 đô la) tiền bồi thường từ Đại học Khoa học và Công nghệ Nam Phương.

Có 6 công ty được ông Hạ đứng tên và ông Hạ cũng sở hữu cổ phần ở hai công ty khác, và theo ông Cao, mỗi công ty này đều nhận tiền đầu tư từ Đại học Khoa học và Công nghệ Nam Phương. Một trong những công ty của ông Hạ, Direct Genomics, đã huy động thành công 218 triệu nhân dân tệ (31,6 triệu đô la) thông qua vòng gọi vốn Series A và đang trên đường trở thành một công ty niêm yết trên sàn chứng khoán.

Theo ông Cao, tất cả những điều trên sẽ không thể xảy ra trong một xã hội bị kiểm soát chặt chẽ như Trung Quốc mà không có sự hỗ trợ từ phía chính quyền.

Một ngôi sao mới nổi trên truyền hình trung ương Trung Quốc

Ông Hạ từng được nhắc đến như “một khẩu súng lớn đang trỗi dậy trong lĩnh vực nghiên cứu di truyền học toàn cầu” trên một chương trình đặc biệt do Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) sản xuất để “vui mừng kỷ niệm Đại hội Đảng cộng sản quốc gia Trung Quốc lần thứ 19”, vào ngày 23/9 năm ngoái. Trong chương trình, ông Hạ đã khoe khoang về những tiến bộ mà ông ta đã đạt được với chiếc máy giải trình tự gen thế hệ thứ ba của mình.

Máy quay đã theo ông đến nhiều nơi khác nhau, bao gồm phòng thí nghiệm, công ty, một bệnh viện và thậm chí cả sân bóng đá, miêu tả ông như một ngôi sao khoa học tuyệt vời, đầy hứa hẹn và được nhiều người yêu mến. Nhưng sau khi sự phẫn nộ “không lường trước” của thế giới nổ ra đối với cuộc thí nghiệm của ông Hạ, chương trình này đã bị gỡ xuống khỏi trang web của CCTV, mặc dù một bản sao lưu trữ vẫn có thể được tìm thấy trên trang YouTube trên một kênh có tên là “Walled Video” (tạm dịch: Video bị Phong tỏa).

Quan điểm của chính quyền Trung Quốc về mạng sống con người

Kỳ vọng của ông Hạ về phản ứng của các nhà khoa học quốc tế về “bước đột phá lịch sử” của ông hóa ra lại rất khác biệt so với thực tế, nếu không ông sẽ không phát hành video của mình trên YouTube. Làm thế nào một sự hiểu lầm như vậy lại có thể xảy ra?

GS Uông Chí Viễn, trước từng là bác sĩ trưởng của Lực lượng Không quân Giải phóng Quân Trung Quốc, cựu chuyên gia nghiên cứu mô học tại Trường Y Harvard, và chủ tịch của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công, cho biết ông không ngạc nhiên về quan điểm “đặc thù” của cá nhân ông Hạ đối với thí nghiệm của mình.

Dưới sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, phẩm giá con người không được tôn trọng, ông Uông nói, cùng lúc đạo đức y học đã bị chà đạp một cách tàn nhẫn.

Vụ bê bối em bé chỉnh sửa gien ở Trung Quốc hé lộ ‘âm mưu hắc ám’ của chính quyền đằng sau
GS Uông Chí Viễn, chủ tịch Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công, phát biểu tại một diễn đàn trên Capitol Hill ở thủ đô Washington, vào ngày 26 tháng 5 năm 2016. (Ảnh: Gary Feuerberg / Epoch Times)

Ví dụ, Vương Lập Quân, cựu giám đốc của Cục Công an thành phố Kim Châu, tỉnh Liêu Ninh, kiêm phó thị trưởng thành phố Cẩm Châu, nguyên phó giám đốc Sở Cảnh sát Trùng Khánh, đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Tại chỗ tại Cục Công an thành phố Cẩm Châu, và tiến hành thí nghiệm trên hàng ngàn người sống, có thể là các học viên Pháp Luân Công , để nghiên cứu diễn biến tâm lý trong quá trình tử vong của họ”, ông Uông nói.

“Vương Lập Quân và Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Tại chỗ của ông ta đã nhận được khoản tài trợ nghiên cứu trị giá 2 triệu nhân dân tệ (300.000 USD) để thực hiện ‘Nghiên cứu về Cấy ghép Nội tạng từ những người hiến tạng đã bị tiêm thuốc’. ‘Thuốc’ ở đây thực ra ám chỉ việc hành hình bằng cách tiêm thuốc độc”.

Vương Lập Quân cũng đã phát minh ra một sản phẩm công nghệ cao được cấp bằng sáng chế có tên là “Bộ dụng cụ tác động chấn thương thân não chính”, được sử dụng “để mô phỏng một chấn thương sọ não gây ra do một tác động đột ngột”.

Trong bộ phim tài liệu của Hàn Quốc, mang tên “ Killing To Live: The Dark Side of Transplant Tourism in China (Giết hại để sinh tồn: Mặt tối của ngành du lịch ghép tạng ở Trung Quốc)” , cỗ máy này được gọi là “Máy chết não … hắc ám”. Theo bộ phim, thiết bị này vẫn đang được sử dụng trong một bệnh viện quân đội.

Cái “Máy chết não” này, theo bộ phim tài liệu, được sử dụng để gây chết não trong khi giữ cho các cơ quan nội tạng khác không bị ảnh hưởng, bởi đây là điều kiện tối ưu để cấy ghép tạng.

Vụ bê bối em bé chỉnh sửa gien ở Trung Quốc hé lộ ‘âm mưu hắc ám’ của chính quyền đằng sau
Vương Lập Quân, người phát minh ra cỗ máy tử thần, vào tháng 3 năm 2011. (Feng Li / Getty Images)

Theo tờ đơn xin cấp bằng sáng chế của Vương Lập Quân, các đối tượng thí nghiệm đều là nam giới, tuổi từ 26 đến 38, và các thí nghiệm đã được tiến hành trên đầu của 12 xác chết.

“Một người không thể không tự hỏi: Làm thế nào họ có thể chứng minh rằng liệu cỗ máy này có hoạt động hay không nếu các thí nghiệm đều được tiến hành trên đầu xác chết? Tôi ngờ rằng chúng đã được thực hiện trên những người còn sống, giống như hàng ngàn thí nghiệm khác của họ”, ông Uông Chí Viễn nhận định. “Và, quan trọng nhất là, tại sao họ lại cần đến một cỗ máy như vậy?”

Vụ bê bối em bé chỉnh sửa gien ở Trung Quốc hé lộ ‘âm mưu hắc ám’ của chính quyền đằng sau
Mô phỏng máy chết não. (Ảnh chụp màn hình/Giết hại để sinh tồn: Mặt tối của ngành du lịch ghép tạng ở Trung Quốc)

Một bài báo trên tờ New York Times vào tháng 6 năm 2016 đã báo cáo rằng Tiến sĩ Nhậm Hiểu Bình của Đại học Y Cáp Nhĩ Tân đang lên kế hoạch thực hiện một ca cấy ghép toàn thân thể (hay nói cách khác, cấy ghép đầu).

Báo cáo cho biết, “Bác sĩ Nhậm đã thử nghiệm cấy ghép đầu trên chuột, nhưng chúng chỉ sống được một ngày. Ông cho biết ông cũng đã bắt đầu thực hành trên xác người chết, nhưng từ chối cung cấp thông tin chi tiết”.

Uông Trí Viễn cho biết ông cũng ngờ rằng những người còn sống đã được sử dụng để thực hiện những thí nghiệm này, nếu không thì làm sao họ biết được liệu bộ não người được cấy ghép có hoạt động với một cơ thể người khác hay không?

Vương Lập Quân và cuộc đàn áp Pháp Luân Công

Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một môn khí công gồm 5 bài tập luyện thân thể và các bài giảng đạo đức về Chân – Thiện – Nhẫn. Sau khi ông Lý Hồng Chí lần đầu tiên đưa Pháp Luân Công truyền ra công chúng vào năm 1992, môn khí công này đã nhanh chóng được biết đến trên khắp đất nước Trung Quốc. Theo ước tính của chính quyền Trung Quốc được giới truyền thông quốc tế đưa tin, vào năm 1999 có ít nhất 70 triệu người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Vụ bê bối em bé chỉnh sửa gien ở Trung Quốc hé lộ ‘âm mưu hắc ám’ của chính quyền đằng sau Quang cảnh các học viên tập Pháp Luân Công tập thể tại Quảng Châu, Trung Quốc trước năm 1999. (Ảnh: tinhtue.org)

Khi thấy lượng quần chúng theo tập môn khí công này vượt quá số lượng Đảng viên, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đương thời – ông Giang Trạch Dân đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999 với tuyên bố sẽ tiêu diệt môn khí công này trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, đến nay đã gần 20 năm, ĐCSTQ không ngăn nổi người dân Trung Quốc tập Pháp Luân Công, cũng không ngăn nổi Pháp Luân Công phát triển rộng khắp trên thế giới.

Vụ bê bối em bé chỉnh sửa gien ở Trung Quốc hé lộ ‘âm mưu hắc ám’ của chính quyền đằng sau Các học viên Pháp Luân Công tại Quảng trường Thời đại, New York, Mỹ. (Ảnh: tinhtue.org)

Vụ bê bối em bé chỉnh sửa gien ở Trung Quốc hé lộ ‘âm mưu hắc ám’ của chính quyền đằng sau

Trong thời kỳ đàn áp, giống như nhiều viên chức mong muốn thăng quan tiến chức nhanh chóng, Vương Lập Quân đã hăng hái đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Ông Vương đã thành lập Trung tâm nghiên cứu tâm lý học tại chỗ (OSPRC) chuyên nghiên cứu cấy ghép tạng. Ông Vương công nhận rằng trong hai năm, ông ta đã mổ cướp hàng ngàn bộ phận nội tạng, được trao tặng Giải thưởng Khoa học vì có công phát minh ra một loại thuốc nước mà khi tiêm vào người thì sẽ chết không đau đớn một cách nhanh chóng, nhờ vậy nội tạng có thể lấy được trong tình trạng tốt nhất.

Vụ bê bối em bé chỉnh sửa gien ở Trung Quốc hé lộ ‘âm mưu hắc ám’ của chính quyền đằng sau Vương Lập Quân giải thích cho quan chức quân đội “phát minh” của mình. (Ảnh: The Epoch Times)

Năm 2012, Vương Lập Quân bị buộc tội lạm dụng quyền lực, nhận hối lộ và một số tội danh khác. Ông ta đã bị kết án 15 năm tù.

Đài Á Châu Tự Do báo cáo rằng nhóm của ông Hạ cũng đã nói với các cha mẹ tham gia thí nghiệm rằng nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra trong quá trình, họ sẽ “xử lý” các em bé “bị lỗi”.

“Tôi có ngạc nhiên trước hành động điên rồ của ông Hạ hay không? Hoàn toàn không, vì bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc chính xác là như vậy. Không có gì là họ không dám làm”, GS Uông Trí Viễn nói.

Theo một bài báo của tác giả Cheng Huiyong trên trang tin Minh Kính ở Trung Quốc đại lục, hơn 20% cư dân mạng Trung Quốc tham gia vào cuộc thảo luận trực tuyến về các em bé được chỉnh sửa gen của ông Hạ nói rằng nghiên cứu này có giá trị to lớn và không nên bị chỉ trích hay lên án. Một số người thậm chí còn cho rằng nên sử dụng công nghệ gen ở Trung Quốc để tạo ra những con người thông minh hơn, khỏe mạnh hơn, sống lâu hơn, mạnh mẽ hơn và xinh đẹp hơn, mang lại sự phát triển phi mã về kinh tế, khoa học và công nghệ, để Trung Quốc có thể vượt qua tất cả các người khác trên thế giới trong mọi lĩnh vực.

Một số còn tin rằng, theo báo cáo từ trang Minh Kính, nếu những người được sinh ra tự nhiên được thay thế bằng những con người được chỉnh sửa gen tốt hơn, thì đó sẽ là tiến bộ của nhân loại và không có gì sai trái với điều đó.

Thành phố Thâm Quyến, một sự trùng hợp?

Tháng 10, Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh đã đưa tin về nội dung của một tài liệu nội bộ bị rò rỉ của chính phủ Trung Quốc , một đề xuất dài 12 trang, có tựa đề “Cuộc chiến Ngầm: Sự thay đổi Bối cảnh thế giới sẽ nhanh hơn và kịch tính hơn chúng ta mong đợi”.

Vụ bê bối em bé chỉnh sửa gien ở Trung Quốc hé lộ ‘âm mưu hắc ám’ của chính quyền đằng sau
Ảnh chụp màn hình tài liệu nội bộ bị rò rỉ do Ngô Tư Khang, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển thành phố Thâm Quyến ký tên, và được gửi tới Vương Vĩ Trung, Bí thư Đảng ủy thành phố Thâm Quyến, kèm theo những bình luận và chỉ thị của Vương Vĩ Trung yêu cầu các lãnh đạo thành phố khác đọc tập tin này. (Ảnh chụp màn hình / Văn phòng nghiên cứu chính sách của Chính phủ nhân dân Thâm Quyến)

Tài liệu được soạn thảo bởi Ngô Tư Khang, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển thành phố Thâm Quyến, vào ngày 29 tháng 9, kêu gọi chính quyền tỉnh hiểu rằng chính quyền Trump sẽ nhanh chóng tăng cường khả năng ngăn chặn hành vi trộm cắp Công nghệ của nước này, thay đổi nền tảng của sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Ông Ngô muốn đưa ra lời khuyên về cách đối phó với tình huống mới này.

Phần thứ năm trong số nhiều đề xuất trong tài liệu là “nắm bắt các cơ hội do sự khác biệt giữa hệ thống thể chế và pháp lý của Trung Quốc và Hoa Kỳ để thúc đẩy sự phát triển các loại hình công nghiệp và kinh doanh mới”.

“Sự phát triển của công nghệ mới, trong các lĩnh vực như y sinh, có liên quan chặt chẽ với các quy định và quy tắc. Chúng ta có thể hoạch định các khu vực đặc biệt là các khu vực thử nghiệm, và áp dụng các chính sách đặc biệt trong các khu vực này để hỗ trợ, phục vụ và điều chỉnh các ngành công nghiệp này nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghệ mới và các loại hình kinh doanh mới”, tài liệu viết.

Nhận xét về tài liệu bị rò rỉ này, nhà phân tích kinh tế Thân Bằng nói với Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh vào tháng 10 rằng, trong khi vị thế của Đảng cộng sản Trung Quốc trong tập tin bị rò rỉ không khác mấy so với chính sách bấy lâu nay là ăn cắp và tranh giành bằng mọi giá, ông đặc biệt cảm thấy rất ngạc nhiên trước đề xuất thứ năm.

Ông Bằng nói rằng việc đề cập đến sự khác biệt của hệ thống thể chế và pháp lý giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, liên quan đến các sản phẩm y sinh, có thể ám chỉ ĐCSTQ đã sẵn sàng sử dụng người Trung Quốc cho các thí nghiệm y tế mà sẽ không được cho phép nếu so với luật pháp và quy định của Hoa Kỳ.

Khi tin tức về các em bé chỉnh sửa gen của ông Hạ được công khai, ông Bằng ngay lập tức nhận ra rằng nhóm nghiên cứu của ông Hạ có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến, nơi tài liệu bị rò rỉ này được soạn thảo, và có lẽ cũng chính là nơi các đề xuất này được thực hiện.

Và chắc chắn rằng, ông Bằng nói, tuy rằng thí nghiệm của ông Hạ chắc chắn sẽ bị cấm ở Hoa Kỳ và phần lớn châu Âu, ông ta có thể tự do làm điều này ở một thành phố nơi chính quyền thực sự coi “sự khác biệt giữa hệ thống thể chế và pháp lý của Trung Quốc và Hoa Kỳ” là một lợi thế cạnh tranh.

Jennifer Zeng, The Epoch Times
Quang Khánh biên dịch

Video: Bác sỹ Trung Quốc trở thành những kẻ giết người như thế nào?

videoinfo__video2.dkn.tv||1884e7118__

Video: Giải mã thất bại 19 năm của ‘Quái vật thành Rome’ Trung Quốc

videoinfo__video2.dkn.tv||a0148ab48__

Xem thêm: