Nguyên nhân gây ra sự khác biệt này bắt nguồn từ mục đích đã dự định trước đó của nhà phát minh không có tác dụng như mong đợi. 

Nếu ai đã từng xem những bộ phim chiến tranh thời xưa đều nhận thấy một điểm dễ thấy lựu đạn ngày xưa thường có rãnh chạy dọc thân và thoạt nhìn trông giống như quả dứa. Đặc điểm này ngày nay không còn thấy trong những thiết kế lựu đạn ngày mà thay vào đó là sự trơn bóng và nhẵn nhụi. 

Vậy tại sao lại có sự khác biệt này và những rãnh đó được thiết kế với mục đích gì?

Rãnh trên thân lựu đạn ngày xưa thực chất không hề có mà nó chỉ xuất hiện trong quá trình chiến đấu. Lựu đạn ban đầu được chế tạo từ nhiều loại vật dụng như vỏ lon và thuốc súng. Năm 1915, William Mills, một kỹ sư người Anh đã phát minh ra loại lựu đạn mới an toàn hơn với kíp nổ thủ công.

William Mills, người đầu tiên phát minh ra lựu đạn. (Ảnh: Haiku Deck)

Theo Technology, chỉ cần kéo kíp nổ kích hoạt lựu đạn rồi ném về phía kẻ địch để tác động lên vụ nổ và những mảnh kim loại sẽ văng ra gây sát thương, Nhưng lúc đó lựu đạn được thiết kế quá nhỏ và không chứa đủ lượng thuốc nổ để gây sát thương nên chúng không phải là vũ khí có thể gây sát thương trên diện rộng.

Một vấn đề lại nảy sinh khi những quả lựu đạn đã nhỏ như thế này khó có thể tiêu diệt được số lượng lớn sinh lực địch nếu chỉ với lượng chất nổ mặc định. Giải pháp được đưa ra là tạo nên một lớp tấn công nữa cho lựu đạn.

Cụ thể là khiến các mảnh kim loại sẽ văng nhanh như một viên đạn và gây sat thương cho đối phương sau khi lựu đạn phát nổ. Chỉ cần trộn thêm kim loại sắc nhòn vào trong lựu đạn là thực hiện được điều này nhưng Mills đã sử dụng chính thân lựu đạn làm vũ khí tấn công. Theo đó, ông đã nghĩ ra cách khoét những rãnh trên thân vỏ lựu đạn tạo thành những mảnh kinh loại đủ gây sát thương mà kẻ địch không thể phát hiện. 

(Ảnh: Kitchen Decor0

Sự kỳ vọng không phát huy tác dụng như mong đợi

Thiết kế lựu đạn có rãnh đầu tiên xuất hiện trên chiến trường là MK2 của Mỹ vào năm 1918. Nó cũng có rãnh khá sâu và chia bề mặt quả lựu đạn thành nhiều ô vuông. Nhiều quốc gia khác cũng áp dụng thiết kế này.

Nhưng trớ trêu thay, thiết kế của Mills lại thất bại khi ra thực địa bởi những chiếc rãnh kia không thực sự phát huy đúng tác dụng như mong đợi. Khi lựu đạn phát nổ, chúng lại vỡ thành từng mảnh ở những vị trí ngẫu nhiên thay vì nổ thành các mảnh hình vuông.

Nguyên nhân do lớp gang cấu tạo nên lựu đạn khá giòn. Khi phát nổ, chúng gần như trở thành bột sắt do sức ép lớn từ vụ nổ và không đủ sức gây sát thương cho địch thủ. Chỉ có khoảng 1/3 thân lựu đạn có thể trở thành mảnh đạn gây nguy hiểm.

Lựu đạn có rãnh khi phát nổ gây hiệu quả do chúng bị vỡ thành nhiều mảnh ngẫu nhiên. (Ảnh: Notey)

Vì thế, lựu đạn ngày nay mới thiết kế trơn nhẵn như vậy nhằm tăng độ sát thương khi chiến đấu. Tuy vậy, lựu đạn rãnh vẫn được sử dụng tại một số quốc gia nhưng được cải tiến trở nên gọn gàng và có độ bám tốt hơn. Thậm chí có bản nâng cấp còn thiết kế rãnh bên trong lựu đạn để mảnh vỡ văng ra nhiều hơn khi phát nổ. 

Những thiết kế lựu đạn có bề mặt trơn nhẵn thường nhẹ hơn đáng kể so với lựu đạn có rãnh, đơn giản, chi phí thấp và độ sát thương lại không hề nhỏ. Ví dụ lựu đạn M67 (lựu đạn mỏ vịt) thế hệ mới nặng 400g (nhẹ hơn khoảng 200 g so với MK2) nhưng có bán kính sát thương lên tới 15m.

Lựu đạn M67 (lựu đạn mỏ vịt) của Mỹ. (Ảnh: Bljesak.info)

Có thể thấy rằng việc cải tiến lựu đạn có thân trơn bóng là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu tác chiến: gọn nhẹ nhưng vẫn có thể gây sát thương trên diện rộng.