Mặt trời là sự tồn tại đặc biệt giữa vô số ngôi sao trong vũ trụ. Nó cung cấp ánh sáng cho toàn bộ hệ mặt trời, đặc biệt là trái đất. Nhưng cũng có lúc, mặt trời thể hiện sức mạnh của mình, và sức mạnh kinh hoàng nhất chính là bão mặt trời, theo Sound of Hope.

Bão mặt trời, ám chỉ hoạt động phun trào dữ dội trên mặt trời và một loạt các nhiễu động mạnh do mặt trời và không gian trái đất gây ra. Hoạt động bùng nổ năng lượng mặt trời là một hiện tượng giải phóng năng lượng trong thời gian ngắn và quy mô lớn xảy ra trong bầu khí quyển mặt trời. Đây là một tia sáng kinh hoàng, đủ sức ảnh hưởng đến mọi vật sống trên trái đất.

Vào đầu mùa thu năm 1859, cực quang tuyệt đẹp chiếu sáng toàn thế giới, từ miền trung và miền nam Mexico, đến Queensland, Cuba, Hawaii, miền nam Nhật Bản và Trung Quốc, v.v., từ vĩ độ cao đến vĩ độ thấp, bạn đều có thể nhìn thấy cực quang. Cực quang trên dãy núi Rocky ở Mỹ sáng đến mức chim bắt đầu kêu và cũng đánh thức những người khai thác vàng, họ nghĩ trời đã rạng sáng nên bắt đầu chuẩn bị bữa sáng, người dân vùng đông bắc nước Mỹ có thể đọc báo dưới cực quang.

Khi đó, trong thời đại mà đèn điện chưa phổ biến, điện báo là phương tiện duy nhất để mọi người nhanh chóng liên lạc với thế giới. Do ảnh hưởng của cơn bão mặt trời này, hệ thống điện báo ở Châu Âu và Bắc Mỹ bị hỏng, một số nhân viên điều hành điện báo thậm chí còn bị điện giật và tia lửa phụt ra khỏi tháp điện báo. Hơn nữa, các nhà khai thác điện tín vẫn có thể gửi và nhận các tin nhắn điện tín sau khi bị cắt điện.

Nhà thiên văn nghiệp dư Richard Carrington đã khám phá ra bằng mắt thường nguyên nhân thực sự của sự kiện kỳ ​​lạ này: một ngọn lửa mặt trời khổng lồ chứa năng lượng của 10 tỷ quả bom nguyên tử. Vì vậy, ông được gọi là người đầu tiên nhận ra mối liên hệ giữa hoạt động của mặt trời và sự giao thoa địa từ của trái đất. Về sau, đây được gọi là sự kiện Carrington.

Sự kiện năm đó xảy ra vào chu kỳ mặt trời thứ 10 (1855–1867) và là cơn bão mặt trời mạnh nhất trong lịch sử.

Nếu bão mặt trời ghé thăm trái đất một lần nữa với cường độ này, đó sẽ là một thảm họa kinh hoàng cho nhân loại và công nghệ ngày nay.

Có hai biểu hiện chính của bão mặt trời, một là các đốm sáng mà chúng ta đã quan sát được trước đây, là biểu hiện của sự gia tăng đột ngột bức xạ mặt trời. Một vụ nổ đầy năng lượng sẽ thổi qua một số lượng lớn các hạt electron và proton ở năng lượng cao. Nếu trái đất nằm trong phạm vi phát xạ của năng lượng, nó sẽ va vào không gian của trái đất và sẽ phá hủy nghiêm trọng từ trường và bầu khí quyển của trái đất.

Dạng thứ hai là CME, là một vụ nổ các hạt tích điện năng lượng cao và các đám mây plasma từ mặt trời. Sức mạnh này mạnh hơn, nó sẽ làm hỏng các vệ tinh quay quanh trái đất một cách nghiêm trọng. Hãy nghĩ đến hệ thống định vị toàn cầu (GPS) ngày nay, dù là điện thoại di động, máy bay hay ô tô thì đều không thể không sử dụng GPS.

Nhưng mối quan tâm lớn nhất vẫn là lưới điện, bởi vì sự gia tăng điện do các hạt mặt trời gây ra có thể làm nổ các máy biến áp khổng lồ. Nếu cơ sở hạ tầng điện ở một số nơi bị chồng chéo, sự cố sẽ dễ dàng xảy ra như quân cờ domino. Hãy tưởng tượng mất điện ở một thành phố lớn trong một tuần, một tháng, hoặc lâu hơn nữa, tổn thất là khôn lường.

Có một dự đoán vào năm 2012, một cơn bão mặt trời khác như bão Carrington sẽ đi vào trái đất nhưng nó lại trượt quỹ đạo trái đất vào thời điểm đó, nếu cơn bão xảy ra sớm hơn 9 ngày thì có lẽ những tiên tri của người Maya đã trở thành sự thật.

Có thể bạn quan tâm: