Giáo sư Lord Martin Rees – nhà thiên văn học hàng đầu thế giới đã tiết lộ ‘kịch bản xấu nhất’ có thể xảy ra với các máy gia tốc hạt, ông cho biết nếu có sự cố xảy ra, chúng có thể là sự kết thúc của Trái Đất.

Ông cảnh báo rằng nếu mọi thứ gặp sai sót, chúng có thể dẫn đến việc một lỗ đen sẽ được hình thành hoặc Trái Đất bị biến thành một quả cầu siêu đậm đặc với độ dài vẻn vẹn 100 mét. Các máy gia tốc hạt như Large Hadron Collider bắn các hạt ở tốc độ cực cao khiến chúng va đập với nhau và từ đó có thể quan sát bụi phóng xạ.

Giáo sư Lord Martin Rees. (Ảnh: Zimbio)

Cho dù sự xuất hiện của cỗ máy đặc biệt này giúp chúng ta có thêm sự hiểu biết sâu sắc về vũ trụ, nhưng chúng cũng mang theo những mối rủi ro cao. Rees nói trong cuốn sách mới của mình ‘On The Future: Prospects for Humanity’:

“Có thể một lỗ đen sẽ hình thành và sau đó hút tất cả mọi thứ xung quanh nó. Khả năng đáng sợ thứ hai là các hạt quark sẽ tập hợp lại thành các vật thể nén gọi là các strangelet. Điều này là vô hại. Tuy nhiên, theo một số giả thuyết, một strangelet có thể biến đổi bất cứ thứ gì khác nó gặp phải thành một dạng vật chất mới từ đó sẽ biến đổi toàn bộ trái đất thành một quả cầu siêu đậm đặc khoảng một trăm mét.”

Theo Reese, cách thứ ba mà các máy gia tốc hạt có thể phá hủy Trái Đất là do một “Thảm họa khi mà chính nó xâm chiếm không gian”. Không gian trống rỗng như những gì các nhà vật lí gọi là chân không thực chất không hoàn toàn trống rỗng như chúng ta vẫn tưởng. Đó là nơi mọi thứ xảy ra. Nó tiềm ẩn tất cả các năng lượng và các hạt có thể chi phối thế giới vật chất. Chân không hiện tại có thể mỏng manh và không ổn định.

Một số người đã suy đoán rằng năng lượng tập trung được tạo ra khi các hạt va chạm với nhau có thể kích hoạt một giai đoạn chuyển tiếp, điều này sẽ có thể “xé tấm vải” của không gian. Đây sẽ là một tai họa vũ trụ chứ không chỉ là một thảm họa trên mặt đất nữa.

Cảm biến Atlas tại trung tâm của máy gia tốc hạt Large Hadron Collider. (Ảnh: CERN Indico)

Các nhà vật lý nên thận trọng về việc thực hiện các thí nghiệm tạo ra các điều kiện không có tiền lệ, ngay cả trong vũ trụ. Nhiều người trong chúng ta có khuynh hướng loại bỏ những rủi ro này như khoa học viễn tưởng.

Tuy nhiên, Stephen Hawking đã trấn an chúng ta rằng: “Thế giới sẽ không chấm dứt khi LHC (Large Hadron Collider – Máy gia tốc hạt lớn) được bật lên. LHC hoàn toàn an toàn. Va chạm giải phóng năng lượng lớn hơn xảy ra hàng triệu lần mỗi ngày trong bầu khí quyển của Trái Đất và không có gì khủng khiếp xảy ra”.

Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu CERN viết trên trang web của họ: “Nhóm Đánh giá An toàn LHC (LSAG) tái khẳng định và mở rộng các kết luận của báo cáo năm 2003 rằng các vụ va chạm LHC không gây nguy hiểm và không có lý do gì đáng lo ngại.”

Nhật Quang