Một cách hết sức tình cờ, chiến hạm chở quả bom nguyên tử mà Mỹ định ném xuống Tokyo đã bị nhấn chìm bởi tàu ngầm của hải quân Nhật trên Thái Bình Dương giúp thủ đô nước Nhật thoát khỏi thảm cảnh tương tự như Hirosima và Nagasaki.

Bước sang năm 1943, trước những thắng lợi liên tiếp của Hồng quân Liên Xô trên khắp các chiến trường, chính phủ Mỹ ra sức thôi thúc các nhà bác học phải tranh thủ thời gian, chế tạo bằng được bom nguyên tử trước khi quân Đức bị tiêu diệt.

Kế hoạch mang mật danh “Manhattan” đã ra đời, tập trung đến 800 nhà khoa học, kỹ sư và trên 60 vạn người khác tham gia. Ngày 9/5/1945, 3 quả bom nguyên tử đầu tiên cũng đã được sản xuất với công suất 12,5 kiloton (tức tương đương 12500 tấn TNT).

Một trong 3 quả bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ với đương lượng nổ 12,5 kiloton (Ảnh: PaulPratter.com)

Việc ném bom nguyên tử xuống Nhật cũng đã được tranh cãi gay gắt giữa các phe phái của Lầu Năm Góc. Tổng tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương McArtor là một nhân vật cực kỳ phản đối, nhưng Eisenhower, được sự ủng hộ của Tổng thống Truman và phái diều hâu trong nghị viện đã thắng thế.

Theo phái này, thì Mỹ cần phải đánh đòn hạt nhân để hủy diệt nhuệ khí chiến đấu của phát xít Nhật, nhanh chóng chấm dứt chiến tranh, tránh thiệt hại thêm nhân mạng, đồng thời răn đe, ngăn chặn Liên Xô ở vùng Viễn Đông. Cuối cùng, việc ném bom nguyên tử đã được quyết định nhằm vào ba thành phố Hirosima, Nagasaki và Tokyo của nước Nhật – quốc gia phe phát xít từng dám ngang nhiên tấn công và gây thiệt hại nặng nề cho hạm đội Mỹ tại Trân Châu Cảng cuối năm 1941.

Người Nhật đã hủy diệt hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ năm 1941 (Ảnh: Teen Kids News)

Để thực hiện kế hoạch, đầu tháng 7/1945, 3 quả bom được bí mật vận chuyển rời cảng California xuống Chiến hạm Indian Holis, tiến về cảng Tinian (thuộc quần đảo Macsan), sau đó được máy bay B-29 (được xem là pháo đài bay lúc đó) của Mỹ chở đi.

Hai quả bom đầu tiên mang mật danh “Little boy” được chế tạo từ uranium và “Fatman” được chế tạo từ Plutonium đã lần lượt được pháo đài bay B-29 ném xuống Hirosima ngày 6/8/1945, và Nagasaki ngày 9/8/1945 phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng và khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng.

Khi bom nổ có sức công phá hàng triệu độ, trong vòng bán kính 2km, 60% số người bị chết tại chỗ, còn 40% số người chết dần do nhiễm phóng xạ. Nhiều người bị chết do sóng xung kích cực mạnh, do sức nóng của cầu lửa khi nổ. Ở Hirosima có 7 dòng sông thì cả 7 dòng sông đều đầy xác, nhiệt độ không khí cao làm cho nhiều người nhảy xuống sông, rồi ôm lấy nhau mà chết, nhiều người khác bị hóa thành than trên đường phố.

Đám mây phóng xạ xuất hiện sau khi quả bom thứ 2 được ném xuống Nagasaki (Ảnh: Wikipedia)

Thảm cảnh trên có thể đã tái diễn vài ngày tiếp sau đó tại Tokyo nếu không có một sự kiện tình cờ xảy ra.

Theo kế hoạch, chiến hạm Indian Holis sẽ chở quả bom nguyên tử thứ ba đến Philippines. Sau đó máy bay B-29 của Mỹ chở nó bay dọc bờ biển Trung Hoa và Triều Tiên rồi ném xuống Tokyo, nhưng chiến hạm đã không bao giờ tới được đích.

Hồi 23h ngày 29/7/1945, trong khi đi tuần trên vùng biển tây bắc Thái Bình Dương, Đại úy Ishimoto chỉ huy tàu ngầm I-158, một loại tàu ngầm chạy cực nhanh của Nhật, đã phát hiện thấy chiến hạm Indian của Mỹ đang chạy về phía đảo Guam mà không có tàu hộ tống.

Nhận thấy đây là cơ hội thuận lợi để tiêu diệt chiến hạm, Đại úy Ishimoto đã ra lệnh phóng ngư lôi tấn công chiến hạm của Mỹ. Sau loạt ngư lôi cực mạnh, chiến hạm chìm nghỉm dưới đáy đại dương đem theo quả bom thứ ba dự định ném xuống Tokyo.

Tàu ngầm I-158 của Nhật đã kịp tiêu diệt chiến hạm vận chuyển quả bom nguyên tử thứ 3 dự định ném xuống Tokyo (Ảnh: The National Interest)

Sau này khi được hỏi vì sao có sự khinh suất này, McArtor, nguyên Tổng Tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương nói: “Đây là một sự nghi binh. Chúng tôi không muốn để đối phương chú ý, nhưng nước Nhật đã có những người con anh hùng”.

Còn Đại tá Trudakanke, nguyên chỉ huy Hải quân Nhật tại nam Thái Bình Dương, sau này cũng đã kể cho phóng viên báo “Bungei Shunphu” rằng: “Đại úy Ishimoto đã lập một chiến công phi thường, cứu thủ đô Nhật Bản thoát khỏi thảm họa nguyên tử, nhưng ông không hề biết. Sau khi đánh đắm chiến hạm của Mỹ, ông ta chỉ điện cho chúng tôi vẻn vẹn có mấy lời: Đã đánh đắm chiến hạm đối phương vào hồi 23h ngày 29/7/1945″

Không chỉ Tokyo, hàng loạt thành phố khác của Nhật đã bị đưa vào tầm ngắm để ném bom nguyên tử nếu người Nhật không đầu hàng (Ảnh: BBC)

Tuy nhiên, chiến công của Đại úy Ishimoto có thể đã trở thành vô nghĩa nếu nước Nhật ngoan cố không đầu hàng. Một bản ghi âm cuộc gọi tối mật giữa hai quan chức quân đội Mỹ ngày 13/8/1945 tiết lộ rằng quân đội Mỹ đã kích hoạt dây chuyền sản xuất quy mô lớn để chế tạo khoảng 12 quả bom nguyên tử để tiêu diệt các mục tiêu then chốt khác trên toàn lãnh thổ Nhật Bản.

Quả đầu tiên trong lô bom nguyên tử này dự kiến được thả vào ngày 19/8, số còn lại sẽ được dùng trong tháng 9 và tháng 10/1945. Tuy nhiên, vào ngày 15/8, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, khiến kế hoạch ném thêm 12 quả bom hạt nhân xuống nước này bị đình chỉ vô thời hạn.

Video:

Hoài Anh