Theo trang tin Lenta.ru, các nhà khoa học Úc đã phát hiện ra những hố to được hình thành do sự va chạm giữa trái đất và các thiên thạch khổng lồ vào khoảng 300 – 600 triệu năm trước.

Andrew Glikson, một nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Úc, đã tiến hành phân tích hoạt động địa nhiệt ở vùng biên Nam Úc và phát hiện thấy hai hố có kích thước khổng lồ. Chiều rộng của mỗi hố là gần 200 km.

Theo các nhà khoa học, những hố này được hình thành bởi một thiên thạch bị chia thành hai mảnh khi rơi xuống trái đất. Kích thước của các hố được xác định bằng phương pháp thăm dò chỉ số trên các phần giàu sắt và magie.

Các nhà khoa học đang gặp phải khó khăn trong việc xác định thời gian thiên thạch rơi. Theo họ, tuổi của đá nham thạch ở hố là 300 đến 600 triệu năm. Đồng thời họ cũng không phát hiện thấy sự tuyệt chủng hàng loạt các loài động vật và thực vật gây ra bởi sự va chạm với thiên thạch. Vì vậy họ cho rằng, thời gian thiên thạch rơi vào trái đất có thể là 300 triệu năm trước đây.

(Photo: Andrew Glikson)
(Photo: Andrew Glikson)

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Nga