Một vùng sa mạc hoang vu với những con tàu và thuyền cá cũ hoen gỉ có vẻ giống với cảnh tượng trong một bộ phim, nhưng không, đây hoàn toàn là hiện thực.

Biển Aral ở Trung Á đã từng là một vùng hồ nước mặn rộng lớn – với diện tích đứng thứ tư thế giới – và sau này lòng hồ đã dần thu hẹp để lại một vùng sa mạc khô cằn.

Bắt đầu từ những năm 1960, hồ nước rộng lớn với diện tích khoảng 26.000 dặm vuông nằm ở biên giới giữa Uzbekistan và Kazakhstan đã bắt đầu trở nên khô cằn khi hai con sông cấp nước cho hồ đã bị chuyển hướng đi nơi khác.

Tàu cũ và thuyền cá bỏ hoang nằm rải rác khắp các cách đồng sa mạc , nơi đây từng là một trong những hồ lớn nhất thế giới - với diện tích bằng một nửa diện tích nước Anh. (Ảnh: Flickr/Arian Zwegers )
Tàu cũ và thuyền cá bỏ hoang nằm rải rác khắp các cách đồng sa mạc , nơi đây từng là một trong những hồ lớn nhất thế giới – với diện tích bằng một nửa diện tích nước Anh. (Ảnh: Flickr/Arian Zwegers )

Nguyên nhân gây ra hiện tượng bị coi là một trong “Những thảm họa môi trường gây sốc nhất hành tinh” chính là ý tưởng của Liên Xô cũ về việc thúc đẩy trồng bông ở các vùng khô cằn trong bối cảnh trên thị trường lúc đó, bông được xem là “vàng trắng”, có giá bán rất cao (mỗi kg bông vải trị giá gấp 30 lần 1 kg ngũ cốc). Dự án đầy tham vọng chuyển hướng hai con sông vốn đổ về biển Aral – chỉ là một thành công ngắn hạn. Các kỹ sư quyết định để hai dòng sông Amu Darya và Syr Darya tưới nước cho sa mạc, nơi bông có thể được trồng để xuất khẩu trong tương lai – nhưng việc thực hiện ý tưởng đã dẫn đến một thảm họa sinh thái.

Kể từ thập niên 1950, người ta đã cho xây các đập chắn, kênh đào và một hệ thống tưới tiêu rộng lớn dẫn nước đi gần 2.000 km để biến những ốc đảo trên đất Turkmenistan thành những cánh đồng bông bát ngát.

Tuy nhiên, các nhà thiết kế đã không đổ bê tông cho các kênh đào, vì vậy dưới ánh mặt trời nhiệt đới và cái nóng nhiều khi lên đến 40 độ của vùng Trung Á, 50% nước của hai dòng sông đã ngấm vào cát bỏng hay bốc hơi. Một yếu tố nữa là trong kỹ thuật tưới tiêu, người ta đã không thiết lập những đường ống dẫn nước ngầm như nhiều vùng khô hạn khác. Kết quả là, trước khi về đến đồng ruộng, nước đã bị tổn thất từ 20 đến 50%.

Nước từ hai con sông Amou-Daria và Syr-Daria (vốn do băng tuyết tan ở vùng núi Himalaia tạo thành) đã bị lãng phí rất nhiều và không đổ về biển hồ Aral nữa. Lượng nước bốc hơi ở biển hồ không còn được bù đắp liên tục.

Vùng biển từng bao phủ khoảng 26.000 dặm vuông, đã bắt đầu khô cạn từ những năm 1960. (Ảnh: Sebastian Kluger/Wikimedia Commons)
Vùng biển từng bao phủ khoảng 26.000 dặm vuông, đã bắt đầu khô cạn từ những năm 1960. (Ảnh: Sebastian Kluger/Wikimedia Commons)

Thủy lợi cho việc trồng bông góp phần nghiêm trọng gây ra sự bốc hơi của nước biển. Sự bay hơi của nước biển đã khiến cho các lớp cát chứa hàm lượng natri rất cao. Độ mặn của biển tăng từ 10gr muối/lít nước lên 50 gr/lít, vượt quá nồng độ trung bình của các đại dương (36 gr/lít). Gió có thể mang cát này tới nhiều vùng khác nhau mà xa nhất tới tận Nhật Bản và Scandinavia, việc này cũng góp phần gây nên các vấn đề sức khỏe. Ung thư và một số bệnh khác trở nên rất phổ biến trong khu vực đã từng là vùng đánh bắt cá này.

“Bạn không thể nhìn thấy muối trong không khí, nhưng có thể cảm thấy nó trên da, và ngay trên đầu lưỡi”, một phụ nữ địa phương, có chồng bị viêm phế quản mãn tính nói. Nhưng muối không phải là mối đe dọa duy nhất, gió cũng làm lây lan cả các loại thuốc trừ sâu độc hại.

Đây từng là vùng hồ lớn thứ tư trên thế giới. (Ảnh: Chụp Vệ tinh)
Đây từng là vùng hồ lớn thứ tư trên thế giới. Hình ảnh vệ tinh của Biển Aral từ năm 1964 đến năm 2014. (Ảnh: Chụp vệ tinh)
Khu vực này cũng đã được đặt tên lại thành sa mạc Aralkum. (Ảnh: Flickr/Arian Zwegers)
Khu vực này cũng đã được đặt tên lại thành sa mạc Aralkum. (Ảnh: Flickr/Arian Zwegers)

Sau khi vùng hồ này biến thành sa mạc, người ta bắt đầu trang trí cho lạc đà và những con tàu bỏ hoang bằng các hình vẽ graffiti miêu tả bóng ma của các thủy thủ. Tuy nhiên, có thể vẫn còn một vài hy vọng cho biển Aral khi các quốc gia lân cận muốn giúp đỡ thông qua các dự án phục hồi. Những nỗ lực nhằm khôi phục lại mực nước của vùng hồ lớn đã được bắt đầu vào những năm 1960, một số trong đó thất bại, nhưng một số đã thành công – ví dụ điển hình là dự án ở Kazakhstan. Nước này đã xây một con đập lớn quanh phần còn lại của biển Aral và gọi nó là đê Kokaral. Nhờ chiếc đập này, mực nước đang bắt đầu dâng lên trở lại. 

Đê Kokaral ở Kazakhstan giúp phục hồi mực nước ở các bộ phận của Biển Aral. (Ảnh: David Trilling)
Đê Kokaral ở Kazakhstan giúp phục hồi mực nước ở các bộ phận của Biển Aral. (Ảnh: David Trilling)
(Ảnh: Silkroadadventures)
(Ảnh: Silkroadadventures)

Số lượng cá đã phục hồi và việc có lại nguồn nước ở khu vực này cũng góp phần tạo mưa trở lại. Con đập này có thể chỉ đóng góp một phần nhỏ, nhưng là một bước tiến lớn hướng tới việc mang sự sống quay trở lại biển Aral.

Bài học về sinh thái ở Aral là quá đắt, nhưng nó sẽ làm cảnh tỉnh nhiều nước đang định đánh đổi môi trường thiên nhiên trong lành với phát triển kinh tế không bền vững.

Theo Elitereaders
Ngọc Mai

Xem thêm: