Sức tàn phá khủng khiếp mà hai quả bom nguyên tử gây ra cho thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản năm 1945 khiến nhân loại phải bàng hoàng, nhưng ít ai biết rằng nguyên liệu để chế tạo ra những quả bom này chỉ là đồ bỏ đi và được Mỹ tìm thấy tại một bãi rác thải ở Canada.

Sau khi xem xét bức thư được Einstein và 2 nhà khoa học người Do Thái với nội dung trình bày những tiến triển mới nhất trong lĩnh vực vật lý hạt nhân, đồng thời cảnh báo khả năng chủ nghĩa phát xít sẽ chế tạo được bom nguyên tử có sức tàn phá lớn. Cộng thêm với việc quân đội Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu cảng tháng 12/1941, Tổng thống Roosevelt quyết định tham gia Thế chiến thứ 2 và khởi động “dự án Manhattan”, bằng mọi cách nghiên cứu và chế tạo thành công bom nguyên tử trước Hitler.

Roosevelt
Tổng thống Roosevelt quyết định tham gia Thế chiến thứ 2 và khởi động “dự án Manhattan” sau khi phát xít Nhật đánh úp Trân Châu Cảng (Ảnh: ACMT)

Một lượng nhân lực khổng lồ cùng hàng ngàn các nhà khoa học hàng đầu, hàng tỉ đô la đã được đổ vào dự án. Tuy nhiên, thứ khó khăn nhất không phải là tiền mà là sự thiếu thốn nhiên liệu hạt nhân uranium 235. Mỹ không có mỏ quặng uranium, và cả đối tác quan trọng trong chương trình nghiên cứu của họ là Anh cũng không có mỏ quặng uranium. Trong lúc bài toán đi vào bế tắc, Canada đã cung cấp một thông tin làm nức lòng người: “Canada có uranium!”.

Mỹ vội cử người đến Canada tìm kiếm. Kết quả làm cho các cơ quan chức năng của Mỹ thực sự sửng sốt: Nhiên liệu uranium cần thiết cho việc chế tạo bom nguyên tử bị xem là một thứ rác thải và bị vứt bừa bãi trên một cánh đồng hoang ở Canada. Hóa ra những năm 30 của thế kỷ XX, một công ty của Canada từng xây dựng nhà máy luyện kim ở Port Hope thuộc tỉnh Ontario để khai thác radium từ mỏ quặng ở Great Bear L. Sau khi lấy hết radium, nhà máy đã vứt bỏ những quặng đá chứa uranium trên những cánh đồng hoang ở Port Hope vì cho rằng nó chẳng có tác dụng gì, thậm chí họ còn rất lo ngại về việc xử lý số “rác thải” đó như thế nào.

Điều làm các nhà khoa học theo đuổi dự án vui mừng hơn chính là đống “rác thải” này có khối lượng rất lớn. Và rất nhanh, số “rác thải” quý giá này được chuyển bí mật về căn cứ nghiên cứu và thiết kế chính của dự án Manhattan ở Los Alamos, Mexico.

Los Alamos, Mexico
Một góc khu căn cứ nghiên cứu và thiết kế chính của dự án Manhattan ở Los Alamos, Mexico (Ảnh: mynatiwahy.motorcarsintinc.com)

Có được “rác thải” từ Canada, công việc nghiên cứu tiến triển rõ rệt.Các máy li tâm hoạt động hết công suất để kết quả là cuối năm 1944, Mỹ đã có đủ số nhiên liệu hạt nhân uranium 235 cần thiết cho việc chế tạo bom.

Thiết bị hạt nhân đầu tiên được kích hoạt là một quả bom nổ sập trong Vụ thử Trinity, thực hiện ở Bãi thử vũ khí Alamogordo ở New Mexico ngày 16 tháng 7 năm 1945 khiến người Mỹ vỡ òa trong hạnh phúc, họ đã đi trước Hitler và Liên Xô một bước dài, con đường chấm dứt chiến tranh không còn xa nữa.

Chưa đầy 1 tháng sau, sau các hoạt động rải truyền đơn cảnh báo, ngày 6 và 9/8/1945, không quân Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản. Cả thế giới phải ngạc nhiên và kinh hoàng trước sức mạnh của nó.

bom nguyên tử
Không ai nghĩ rằng quả hai bom nguyên tử đã san phẳng Hiroshima và Nagasaki được tạo ra một phần từ thứ tưởng như rác thải (Ảnh: okdiario.com)

Sau khi quả bom nguyên tử thứ hai được ném xuống Nagasaki, cơ quan chức năng của Mỹ mới cho phía Canada biết, quặng uranium được khai thác từ Great Bear L đã phát huy tác dụng. Canada còn được biết thêm, trong số 3 quả bom nguyên tử được chế tạo lần đầu tiên, chỉ có quả bom ném xuống Nagasaki là sử dụng nhiên liệu plutonnium, hai quả còn lại sử dụng uranium.

Hơn 70 năm qua, không mấy người được biết một phần nhiên liệu trong những quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới đầy uy lực được lấy từ “rác thải” ở Canada. Họ đã sử dụng bao nhiêu nhiên liệu chiết luyện từ số “rác thải” đó? con số không được phía Mỹ nhưng chắc chắn đó là một con số không nhỏ và rất có thể lịch sử sẽ thay đổi không ít nếu người Mỹ không tìm ra số “rác thải” này.

Nhật Minh