Cần cân nhắc điều gì khi đánh giá các luận điểm mang tính hoài nghi và làm thế nào để phát hiện một ‘người hoài nghi giả’?

Xem 6 luận điểm đầu tiên trong phần 1 tại đây.

  1. Các bài học trong lịch sử

TS Beaty, người đã xuất hiện trên các chương trình truyền hình để thảo luận về lĩnh vực tĩnh điện và các chủ đề khác, đã viết một bài có tựa đề “Các triệu chứng của sự hoài nghi bệnh lý. Trong bài viết của mình, ông đề cập đến việc, những ‘người hoài nghi giả’ thường có xu hướng quên mất rằng, các nguyên lý khoa học từng được cho là không thể đánh đổ trong quá khứ đã ‘sụp’ xuống từng cái, từng cái một trong thời đại ngày nay bởi các nhà khoa học đến sau.

Những người này có niềm tin rằng, một số lĩnh vực khoa học nhất định là khá hoàn thiện, và các cuộc cách mạng khoa học chưa từng xảy ra, và rằng bất kỳ các tiến bộ nào cũng chỉ có thể có tác dụng thêm mắm thêm muối vào các nguyên lý nòng cốt”, Beaty viết.

XEM THÊM:

  1. Tâm lý đám đông

Khi một số nhà khoa học nổi tiếng ủng hộ một tuyên bố gây tranh cãi nào đó, những ‘người hoài nghi giả’ sẽ phủ nhận nó một cách nhanh chóng thay vì xem xét lại. Và “nếu những người nổi tiếng đổi phe và chấp nhận một quan điểm phi chính thống – điều này ngay lập tức sẽ được coi như bằng chứng cho sự cả tin hay điên khùng của họ.

Chỉ đến khi một lượng lớn các nhà khoa học nổi tiếng tuyên bố rằng thứ gì đó là đúng, thì một người hoài nghi giả mới nói rằng nó là đúng”, TS Beaty nói.

  1. Nỗi sợ sai lầm, nỗi sợ cái chưa biết

Việc phải thừa nhận một lý thuyết phi truyền thống sẽ đe dọa đến cảm giác an toàn của một người ‘hoài nghi giả’. Theo TS Little, việc phải thừa nhận thứ gì đó “đã được biết tới và vững chắc” – lại là một điều sai lầm có thể khiến những người này cảm thấy khó đối mặt.

TS Little đã viết về những người hoài nghi về bức tường Bimini như sau: “Tất cả những bằng chứng và tuyên bố đối nghịch với niềm tin của ‘người hoài nghi giả’ sẽ được nhìn nhận như một mối đe dọa trực tiếp đối với họ. Những ‘người hoài nghi giả’ luôn sợ các sai lầm trong quá khứ của mình bị phát hiện và có thói quen âm thầm che đậy các lỗi lầm này”.

  1. Tự nâng bản thân lên

Thật dễ dàng để đạt được sự kính trọng và tỏ ra mình thông minh bằng cách lật tẩy những nỗ lực của người khác thay vì liều lĩnh làm tổn hại đến uy tín của bản thân bằng cách nhìn nhận một cách nghiêm túc về một phát hiện đang gây tranh cãi.

“Những ‘người hoài nghi giả’ nâng cao sự hoài nghi tới một vị thế cao quý, tuy nhiên vẫn … mở ra một con đường cho lối suy nghĩ bệnh lý của mình khi từ chối hướng ánh nhìn chỉ trích vào những tuyên bố của chính họ”, TS Beaty viết.

  1. Phủ nhận tính chủ quan của các nhà khoa học

Những ‘người hoài nghi giả’ có xu hướng mô tả khoa học gia là những người khách quan nội tại, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài hay niềm tin của một cá nhân nào đó. Và trong trường học một nhà khoa học nào đó bị coi là có tính chủ quan, họ sẽ xếp người đó vào trường hợp cá biệt”,  TS Beaty nói.

  1. Thay đổi tiêu chí chấp nhận

Một người hoài nghi giả sẽ nói những thứ như: “Tôi sẽ tin điều này khi sự kiện X xảy ra’, nhưng khí nó xảy ra, câu nói này sẽ ngay lập tức được đổi thành, ‘Tôi sẽ tin nó khi sự kiện Y xảy ra’. Và TS Beaty đã so sánh hành vi thay đổi tiêu chí chấp nhận một lý thuyết của những người này y như việc “dịch chuyển cầu môn” vậy.

Trong chuyên mục Khoa học huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưỏng có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ đề có thể gây nhiều tranh cãi trong phần bình luận bên dưới.

Tác giả:  Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: