Những cuộc ném bom tại khắp châu Âu trong Thế chiến II đã gây ra rất nhiều sự tàn phá trên mặt đất, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy rằng các tác động của sóng xung kích phát ra từ những trận ném bom ấy đã lan rộng hơn chúng ta vẫn nghĩ, thậm chí đã tác động tới tận rìa không gian.

Các nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Annales Geophysicae cho thấy tác động của những quả bom trong tầng điện ly – một lớp bên trên của khí quyển của Trái Đất, nơi chứa nhiều các ion và điện tử tự do. Các dữ liệu cho thấy mỗi cuộc ném bom giải phóng sức mạnh tương đương hàng trăm lần sét đánh, từ đó làm giảm mật độ của các electron tích điện âm trong tầng điện ly.

Ảnh hưởng của các cuộc tấn công bằng bom lên tầng điện ly là rất nhỏ và chỉ kéo dài vài giờ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã xác định là tìm hiểu về sự gián đoạn của khí quyển có thể giúp họ có thêm hiểu biết về các mô hình khí quyển cũng như dự đoán chính xác hơn các nhiễu loạn tầng điện ly – một trong các nguyên nhân làm tê liệt hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống định vị toàn cầu (GPS).

Vụ đánh bom một nhà máy ở Marienburg, Đức vào ngày 9 tháng 10 năm 1943. (Ảnh: La Opinión)

Tầng điện ly dao động chủ yếu với hoạt động của Mặt Trời. Các tia lửa Mặt Trời, gió Mặt trời và các cơn bão địa từ có thể làm cho mật độ electron tăng và giảm. Nhưng Mặt Trời không phải là ảnh hưởng duy nhất, các yếu tố như giông bão và thậm chí động đất lớn có thể ảnh hưởng đến tầng điện ly.

Chris Scott, nhà khoa học không gian tại Đại học Reading ở Anh nói: Dựa trên khoa học hiện tại, tầng điện ly là “dao động hơn rất nhiều so với mức bình thường”.

Để hiểu rõ hơn về tác động của các sự kiện khác nhau trên tầng điện ly, Scott và đồng tác giả Patrick Major đã tìm kiếm các ví dụ về các vụ nổ khác có năng lượng tương đương với hoạt động điện từ của giông bão và tìm thấy chúng ở một sự kiện bất ngờ: Cuộc tấn công ném bom từ thế chiến II.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu về các cuộc không kích của Đồng minh trên khắp châu Âu, sử dụng 152 hồ sơ của các đợt ném bom lớn trong khoảng thời gian từ năm 1943 đến 1945. Sau đó, họ so sánh tỷ lệ các cuộc tấn công với các phép đo khí quyển được thu thập bởi Trạm Nghiên cứu Radio ở Slough, Anh.

Trong khi thử nghiệm các hiệu ứng chính xác của các vụ đánh bom trên tầng điện ly, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra mối liên hệ đáng kể giữa các vụ đánh bom bằng cách sử dụng ít nhất 100 đến 800 tấn thuốc nổ và sự dao động trong tầng điện ly đã xảy ra từ ba đến bảy giờ sau. (Để so sánh, một tấn thuốc nổ TNT có năng lượng nổ gần giống như một đám mây sét đánh xuống mặt đất.)

Mô tả về tầng điện ly, được thể hiện bằng màu tím (không thể nhìn thấy bằng mắt thường).

Scott cũng lưu ý: “Tất nhiên sét và bom rất khác nhau. Nhưng liên kết được quan sát củng cố ý tưởng cho rằng hiện tượng tự nhiên khác như sét có thể gây ra tác động.”

Việc sử dụng dữ liệu mới này từ các sự kiện lịch sử để hiểu rõ hơn về bầu không khí đã nhận được sự ngạc nhiên của cộng đồng khoa học.

Với sự hiểu biết tốt hơn về “dao động” trong tầng điện ly và các sự kiện gây ra chúng chỉ có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tác động của nó đối với công nghệ hiện đại mà chúng ta dựa vào, bao gồm cả truyền thông vô tuyến và hệ thống GPS.

Ví dụ, trong một trận bão năng lượng Mặt Trời đặc biệt mạnh vào tháng 10 năm 2003, sự phá vỡ tầng điện ly có hiệu ứng lan rộng và thậm chí buộc máy bay phải định tuyến lại do GPS trở nên không còn chính xác.

Scott hy vọng có thể phát triển các mô hình mới của những thay đổi khí quyển. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng đối với tôi nó thực sự làm tôi cảm thấy phấn khích khi cố gắng và số hoá dữ liệu lịch sử này. Hiện tại có rất nhiều dữ liệu được in trong sách đã không thể sử dụng được nữa.”

Video:

Nhật Quang