Cách đây gần 9300 năm, những người cổ đại trong một khu vực ở eo biển Sicily (hiện giờ đang chìm dưới Biển Địa Trung Hải), đã tạo ra một kỳ tích vượt ra ngoài những gì mà các chuyên gia cho là có thể làm được ở thời đó.

Những người thời kỳ đó đã có thể cắt chính xác một trụ đá vôi nặng 15 tấn, họ đã khoan lỗ bên trong và đã vận chuyển nó gần 300 mét. Trụ đá  nguyên khối này dài 12 mét.

Năm 2012, các nhà hải dương học nghiên cứu đáy biển Địa Trung Hải ở eo biển Sicily giữa Tunisia và Sicily, đã phát hiện khối đá nguyên khối ở độ sâu 40 mét.

Các nhà nghiên cứu đăng bài trên Tạp chí  Khoa học Khảo cổ học cho biết khu vực này đã hoàn toàn bị chìm cách đây gần 9300 năm, (với độ chính xác +/- 100 năm).

Trước đó khu vực này là một vùng biển nông với một quần đảo gồm nhiều đảo ở khoảng giữa đảo Sicily và bờ biển Bắc Phi.

Khu vực nghiên cứu, vỉa  Pantelleria Vecchia, bây giờ chìm dưới nước giữa Sicily và Tunisi. Cách đây 9.500 năm, nơi đây là một khu vực biển nông với một quần đảo. (Tạp chí Khoa học Khảo cổ học)

Người ta tin rằng trụ đá này được đẽo gọt cách đây gần 9.300 năm. Các nhà khoa học đã nghiên cứu các mảnh vỡ của trụ đá nguyên khối này để xác định niên đại.

Họ phát hiện những mảnh vỡ này có cùng thành phần và cùng tuổi với khu đá vôi ở cách đó gần 300m, điều đó cho thấy nó đã được vận chuyển từ khoảng cách này.

Các nhà nghiên cứu cho biết việc phát hiện ra trụ đá chìm dưới nước này có thể khiến các học giả phải suy nghĩ lại quan điểm “công nghệ nguyên thủy” của những người “săn bắt-hái lượm”. Chắc chắn không phải người “săn bắt hái lượm” có thể làm được điều này. 

Phát hiện này cung cấp một bằng chứng quan trọng về hoạt động của con người trong khu vực eo biển Sicily“, Emanuele Lodolo và Zvi Ben-Abraham đã viết trong bài báo của họ.

Lodolo và Ben-Abraham giải thích có nhiều yếu tố khiến họ tin rằng khối đá nguyên khối này – hoặc trụ đá, là do con người chế tác ra chứ không phải  được  hình thành một cách tự nhiên.

Họ chỉ ra trụ đá nguyên khối có hình dạng đều đặn, có 3 lỗ đồng đều cùng đường kính, nó là đá vôi, có thành phần tương tự như khu đá cách đó không xa, nhưng nó khác với các loại đá nằm ngay xung quanh, trong khu vực nó được tìm thấy.

A.Trụ đá chìm dưới nước nặng 15 tấn. B. Người ta có thể nhìn thấy một lỗ đều đặn bên trong trụ đá. C. Trụ đá nhìn từ bên trong. (Tạp chí Khoa học Khảo cổ học)

“Sự hiện diện của trụ đá nguyên khối này cho thấy một hoạt động quan trọng của con người trong khu vực”, các nhà nghiên cứu viết.

Nó được cắt xẻ ra từ một khối đá duy nhất trong mỏ đá nằm cách đó gần 300 mét về phía Nam, và sau đó được vận chuyển và có thể được dựng lên. Từ kích thước của trụ đá, người ta ước tính nó nặng gần 15 tấn”.

Các nhà nghiên cứu không đưa ra bất kỳ giả thuyết nào về chức năng của trụ đá. Nhưng họ nghĩ rằng nó nằm trong một khu vực quan trọng, ở khoảng giữa Sicily và Tunisia.

Sicily có thể có người ở  khoảng từ 17.000 đến 27.000 năm, khi một dải đất còn đang kết nối với đất liền Italy.

“Việc phát hiện ra di tích nằm chìm dưới eo biển Sicily có thể mở rộng đáng kể kiến thức của chúng ta về những nền văn minh sớm nhất trong lưu vực Địa Trung Hải và quan điểm của chúng ta về sự đổi mới và phát triển công nghệ của con người Thời kỳ đó.“, các tác giả viết. ” … Trụ đá nguyên khối này … được làm từ duy nhất một khối đá lớn thì cần phải cắt xẻ, vận chuyển và lắp đặt, điều đó chắc chắn phải có những  khả năng kỹ thuật và kỹ năng tuyệt vời”.

Các nhà nghiên cứu thậm chí còn nói rằng: “Quan điểm cho rằng tổ tiên của chúng ta thiếu kiến thức, thiếu khả năng và thiếu công nghệ để khai thác tài nguyên biển hoặc vượt biển, cần phải được loại bỏ dần dần. Những khám phá mới đây…chắc chắn đặt ra nghi ngờ về quan điểm “công nghệ nguyên thủy thường gán cho con người sống bằng săn bắt-hái lượm” ở các khu dân cư ven biển. Họ thậm chí còn sở hữu nhiều công nghệ ưu việt hơn cả chúng ta ngày nay“.

Xuân Hà (Theo Epoch Times France)

Xem thêm: