Các nhà thiên văn học phát hiện một hành tinh lùn mới và nó là một hành tinh xa nhất từng khám phá trong Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Theo Newscientist, hành tinh này chính thức được gọi là VG18 2018 nhưng có biệt danh là Farout, nó có khoảng cách so với Trái Đất vào khoảng 18 tỷ km – gấp 3,5 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Sao Diêm Vương.

Một nhóm các nhà thiên văn học đã phát hiện ra Farout bằng kính viễn vọng Subaru của Nhật Bản ở Hawaii. Các vật thể trong Hệ Mặt Trời như thế này được tìm thấy bằng cách nhìn vào một loạt các hình ảnh của cùng một điểm trên bầu trời để phát hiện ra bất kỳ dấu chấm nào dường như đang di chuyển so với các ngôi sao nền.

Scott Sheppard, một thành viên của nhóm tại Viện Khoa học Carnegie ở Washington DC cho biết: “Tôi đã nói ‘Xa quá!’ (Far out)” khi tôi phát hiện ra nó và trên thực tế nó quả thực là một đối tượng ở rất xa. Chúng ta không biết nhiều về Farout vì khoảng cách quá xa xôi này. Các hình ảnh cho thấy nó có chiều ngang khoảng 500 km, đủ lớn để nó trở thành một hành tinh lùn. Nó cũng có vẻ là một hành tình màu hồng, điều có thể giúp liên tưởng đến rằng nó có bề mặt băng giá.

Image result for Solar System
Một minh họa về ‘Farout’, một hành tinh lùn được phát hiện gần đây bên ngoài Hệ Mặt Trời. (Ảnh: LINE Today)

Nhiều quan sát hơn về hành tinh nhỏ bé này sẽ giúp chúng ta xác định một chi tiết quan trọng: quỹ đạo của nó. Các quỹ đạo kỳ lạ của các vật thể ở xa tương tự đã khiến các nhà thiên văn học đưa ra giả thuyết rằng chúng có thể bị đẩy bởi một hành tinh khổng lồ ở rìa ngoài của Hệ Mặt Trời. Vật thể chưa được nhìn thấy này đã được đặt tên là Hành tinh X.

Nếu quỹ đạo của Farout bị vênh tương tự, nó có thể giúp chúng ta thu hẹp phạm vi tìm kiếm các hành tinh khó nắm bắt. Trên thực tế, các nhà thiên văn học đã tìm thấy Farout trong khi tìm kiếm Hành tinh X trên bầu trời.

Hình ảnh của Farout được chụp bằng kính viễn vọng. (Ảnh: Space aggregator)

Sheppard nói: “Có thể có một hành tinh như vậy ngoài kia, nhưng điều đó phải đợi cho đến khi chúng ta biết được quỹ đạo này. Tuy nhiên, quỹ đạo có thể dài hơn 1000 năm, vì vậy, nó sẽ mất vài năm quan sát để có kết quả chính xác.”

Nhật Quang