Nhóm nghiên cứu phát hiện ra 5 khu rừng hóa thạch mới có thể đã sống và vượt qua thời kỳ tuyệt chủng Permi. Đây là số lượng rừng hóa thạch lớn nhất họ tìm thấy trong một mùa, và nó gần gấp đôi các khu rừng hóa thạch được biết đến ở Nam Cực.

Như chúng ta đã biết, sự vận động của vũ trụ là có quy luật, trái đất của chúng ta cũng thế, đều phải tuân theo các quy luật mà vận động. Một trong những quy luật vận động của trái đất chúng ta, là đến một thời kỳ nhất định sẽ rơi vào một cuộc đại tuyệt chủng, chỉ còn một số rất ít loài sống sót. Theo các nhà khoa học, dựa vào những quy luật tuyệt chủng trong quá khứ thì chúng ta đang tiếp cận rất gần một cuộc đại tuyệt chủng và những nghiên cứu về cuộc đại tuyệt chủng kỷ Permi có thể giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm để vượt qua cơn khủng hoảng này.

Nam Cực là một trong những môi trường khắc nghiệt nhất hành tinh. Là lục địa lạnh nhất, khô nhất, cực đoan nhất với địa hình khô cằn vô tận này biến Nam Cực trở thành sa mạc lớn nhất thế giới. Các trận gió mạnh chạy từ cao nguyên cực bắc xuống dốc đứng dọc theo bờ biển có thể gây ra những cơn bão dữ dội kéo dài vài ngày hoặc vài tuần.

Không giống với những khu vực khác trên thế giới, Nam Cực có 6 tháng mùa đông chìm trong bóng tối, và 6 tháng mùa hè sáng liên tục 24 giờ trong một ngày. Nhưng dù vào mùa nào nhiệt độ cũng luôn thấp hơn nhiệt độ đóng băng. Nên những chuyến đi bộ trên mặt đất luôn là nỗi kinh hoàng cho những người yếu tim.

Nhưng Nam Cực không phải lúc nào cũng như vậy. Cách đây hàng trăm triệu năm, lục địa này kết hợp với các lục địa khác để tạo ra siêu lục địa Gondwana. Gondwana có khí hậu ôn hòa, ẩm ướt và là quê hương của nhiều chủng loài động – thực vật. Nhưng sau đó, những biến động lớn của vỏ trái đất cùng với thời tiết biến đổi khiến hầu hết các loài động thực vật bị tuyệt chủng.

Tuy nhiên lí do cụ thể dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài động thực vật kỷ Permi vẫn là một bí ẩn. Và đó là lý do tại sao một nhóm các nhà khoa học dũng cảm đã đi đến Nam Cực để khám phá những điều dẫn đến sự kết thúc của những cánh rừng rậm tại Nam Cực.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra 5 khu rừng hóa thạch mới có thể đã sống và vượt qua thời kỳ tuyệt chủng Permi. Đây là số lượng rừng hóa thạch lớn nhất họ tìm thấy trong một mùa, và nó gần gấp đôi các khu rừng hóa thạch được biết đến ở Nam Cực.

Gulbranson nói: “Những phát hiện mới này cho chúng ta biết những sinh vật này đang phản ứng thế nào hoặc phản ứng lại những thay đổi về khí hậu và môi trường đang diễn ra trong suốt cuộc tuyệt chủng. Có một hồ sơ hóa thạch về khoảng thời tuyệt chủng là sự hiểu biết duy nhất của chúng ta về sự sống trên hành tinh trải qua sự kiện như thế nào.”

Nhiều nhà khoa học cảnh báo rằng chúng ta đang trải qua giai đoạn tuyệt chủng gây ra bởi sự phá hoại của con người đối với hệ thống tự nhiên. Vì vậy kết quả nghiên cứu của nhóm giáo sư Gulbranson rất quan trọng để chúng ta có giải pháp phù hợp.

Những gì biết về sự tuyệt chủng kỷ Permi chúng ta biết qua các hóa thạch biển của động vật đã từng sống ở các đại dương. Nhiều nhà khoa học đồng ý rằng trong thời gian này khoảng 299 đến 251 triệu năm trước, một sự kiện núi lửa đã gây ra một cuộc khủng hoảng tàn phá khoảng 90% động – thực trên hành tinh này, đã tiêu diệt hơn 95% loài sinh vật biển và hơn 70% các loài trên đất liền.

Nhưng ngoài các phác thảo rộng, một số chi tiết không rõ ràng. Một số nhà địa chất học và các nhà cổ sinh vật học nói rằng sự tuyệt chủng Permi xảy ra hơn 15 triệu năm, nhưng một số khác cho biết nó kéo dài 20.000 năm – một cái nháy mắt trong quá trình hoạt động địa chất.

Nhóm nghiên cứu mà Gulbranson cùng với đồng nghiệp John Isbell và Rudolf Serbit của Đại học Kansas đã kết hợp lại với nhau để có thể tận dụng những kỹ năng của từng người vào việc nghiên cứu. Patricia Ryberg, giáo sư sinh học đại học Park University, người nghiên cứu giải phẫu học và hình thái học của cây bạch đàn, hoặc hóa thạch. Ngoài ra còn có tiến sĩ Brian Atkinson, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Kansas, người tập trung vào cây hạt giống từ kỷ Phấn Trắng, kỷ tiếp sau kỷ Permi. Trong khi Ryberg đã có ba cuộc thám hiểm Nam Cực với Gulbranson, Atkinson chưa từng đến Nam Cực trước đây. Trên thực tế, đây là lần thứ hai trong cuộc đời mình ông đi “cắm trại”.

Atkinson nói: “Đi Nam Cực giống như đi đến một hành tinh khác. Khi bạn đang tìm kiếm các hóa thạch thực vật, nó giống như cuộc hành trình ngược thời gian, điều này thật kỳ lạ”.

Gulbranson cho biết cuộc thám hiểm này là một trong những môi trường quan trọng nhất và hiệu quả nhất mà nhóm nghiên cứu đã có được. Vào cuối tháng 11, nhóm bảy người rời Nam Cực. Vào đầu tháng 12, họ bay trên một máy bay quân sự Lockheed LC-130 tới các sông băng Shackleton và McGregor ở giữa lục địa này. Họ lập hai trại và trong suốt chuyến đi 21 ngày, họ bay giữa hai địa điểm bằng máy bay trực thăng.

Gió ba mươi dặm mỗi giờ, đôi khi kéo dài đến 12 tiếng một lần luôn là thách thức với đội nghiên cứu. Khi họ đang nghiên cứu đá và leo núi ở trại đầu tiên, nhóm nghiên cứu phát hiện ra năm khu rừng hóa thạch mới mà không ai biết đến ở lục địa này. Họ tìm thấy một số tàn tích hóa thạch ở khu vực thứ hai, nhưng không có gì đáng kể như những phát hiện của họ ở trại đầu tiên.
Những nghiên cứu.

Các cây hóa thạch trông giống như các khu rừng hóa đá của Vườn Quốc gia Yellowstone. Trước khi cuộc thám hiểm này, khoa học không chắc chắn liệu thực vận kỷ Permi có được bảo quản trong các lớp đá trầm tích ở Nam Cực, nhưng các thành viên của đoàn thám hiểm nghĩ rằng sự phát triển trầm tích mà họ phát hiện ra đã xảy ra cùng thời điểm với khoảng thời gian tuyệt chủng. Điều đó có nghĩa là những khu rừng hóa thạch mới này sẽ sống và vượt khỏi sự kiện tuyệt chủng, đại diện cho ba hệ sinh thái riêng biệt từ 251 triệu năm trước.

Nhóm nghiên cứu hy vọng khám phá này có thể đưa ra một số đầu mối về sự tuyệt chủng của kỷ Permi trên đất liền. Cuộc sống của cổ vi khuẩn có thể đã đóng một vai trò quan trọng. “Tôi đang cố gắng giải thích một câu đố, nhưng không có hình ảnh tham khảo để làm điều đó,” Ryberg nói.

Các cây thực vật Permi giống như không có gì sống động đến ngày nay, Ryberg nói. Cô nghiên cứu một nhóm tán lá thuộc chi Glossopteris, tồn tại khoảng 300 đến 200 triệu năm trước. Các ghi chép hóa thạch cho chúng ta biết rằng cây Glossopteris thường có lá tìm thấy trong thảm dày, dẫn các nhà khoa học để nghĩ rằng chúng là họ cây rụng lá.

Atkinson cho biết thêm: “Thực vật rất kỳ lạ. Có rất nhiều hình thái khác nhau mà bạn không nhìn thấy trong cây trồng hiện đại. Chúng ta càng biết nhiều về những cây này, thì chúng trở nên kỳ lạ hơn”.

Bằng cách nghiên cứu những thay đổi trong quá khứ, các nhà khoa học hy vọng sẽ có nhiều cánh cửa được mở ra trong tương lai. Các nhà bảo tồn cảnh báo rằng trong khoảng 300 năm, 75 % của tất cả các loài động vật có vú có thể đã biến mất khỏi hành tinh này.

Vào năm 2060, một số nói rằng chúng ta có thể thấy 30 phần trăm của tất cả các loài bị tuyệt chủng. Trong khi các sự kiện tuyệt chủng khác đã được kích hoạt bởi các nguyên nhân tự nhiên, chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi sự phá hủy môi trường sống, thay đổi khí hậu và ô nhiễm,.. và “những nghiên cứu về sự tuyệt chủng của kỷ Permi có thể dạy chúng ta cách các loài phản ứng và thích ứng với sự tuyệt chủng”, Gulbranson nói.

Cho đến chừng nào các bí ẩn vẫn còn, các nhà khoa học sẽ tiếp tục đi bộ tới các địa điểm xa xôi để tìm hiểu về quá khứ của hành tinh chúng ta. Loại nghiên cứu này đòi hỏi sự hiểu biết khoa học, độ bền bỉ, và cả sự tò mò.

Nam Minh