Đêm ngày 21/8/1986, khi những người dân sống dưới chân một ngọn núi lửa ở Cameroon đang yên giấc thì một chấn động nhẹ xảy ra. Một số người tỉnh giấc, nhưng họ không thấy có gì kỳ lạ, và mọi thứ vẫn bình thường. Rồi mọi người lại thiếp đi. Họ không biết rằng một đám mây chết người đang yên lặng áp sát, bao phủ lấy ngôi làng.

Một nhân chứng kể lại: “Tôi không thể nói. Tôi trở nên mơ màng. Tôi không thể mở miệng vì ngửi thấy mùi gì đó kinh khủng… Tôi nghe thấy con gái đang ngáy một cách bất thường… Khi tôi tới giường của cháu thì tôi bị ngất. Tôi đã nằm tại đó tới 9 giờ sáng… khi một người bạn tới và gõ cửa… Tôi ngạc nhiên thấy quần của mình dính máu. Tôi thấy chút gì đó dính dính ở trên người. Cánh tay tôi bị thương… Tôi không biết vì sao mình bị thương… Tôi mở cửa… Muốn nói, muốn thở nhưng không được… Con gái tôi đã chết… Tôi tới gần giường cháu và nghĩ cháu vẫn đang ngủ. Tôi tiếp tục ngủ đến 4 rưỡi chiều. Sau đó tôi cố gắng sang nhà hàng xóm. Họ đều đã chết… Tôi quyết định rời đi… hầu hết mọi người trong gia đình tôi sống ở Wum… Tôi lên xe… Một người bạn cũng đi cùng… Trong khi lái xe… khắp Nyos tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của sự sống…”

Hồ Nyos (Ảnh: Wikipedia)
Hồ Nyos (Ảnh: Wikipedia)

1.700 người mất mạng, 3.500 gia súc bị chết – đó là những con số kinh hoàng!

Gia súc tại những ngôi làng dưới chân núi bị chết (Ảnh: Wikipedia)
Gia súc tại những ngôi làng dưới chân núi bị chết (Ảnh: Wikipedia)

Vậy, đâu là nguyên nhân của sự việc này?

Câu trả lời nằm ở hồ Nyos phía trên miệng núi lửa. Mặc dù núi lửa này không có khả năng phun trào, nhưng dung nham vẫn tồn tại trong lòng đất. Chúng nhả khí Cacbonic và một số loại khí độc khác vào hồ. Hầu hết thời gian, hồ ở trạng thái ổn định, và tiếp tục hấp thụ khí Cacbonic. Tuy nhiên, trải qua thời gian lâu dài, nước hồ sẽ bị bão hòa.

Nếu một cơn địa chấn nhẹ xảy ra, nó sẽ phá vỡ sự cân bằng, làm hồ nhả ra một lượng lớn khí Cacbonic và khí độc khác, tạo thành các đám mây. Những đám mây này sẽ di chuyển là là dưới mặt đất và gây ngạt thở cho bất cứ người hay vật nuôi nào tiếp xúc với chúng, trải dài suốt 25km trên đường đi của nó.

Thảm họa Nyos khiến cừu bị chết hàng loạt (Ảnh: Getty Image)
Thảm họa Nyos khiến cừu bị chết hàng loạt (Ảnh: Getty Image)

Sự kiện kinh hoàng năm 1986 tại hồ Nyos là trường hợp ngạt khí lớn nhất mà con người từng ghi lại được. Nó cũng mang cho hồ Nyos một biệt danh: “Hồ chết chóc”. Các nhà khoa học đã cố gắng giải quyết vấn đề thoát khí tại đây. Năm 2001, một ống dẫn thoát khí được lắp đặt tại hồ, và sau đó 2 ống khác tiếp tục được lắp đặt vào năm 2011.

Dự án thoát khí hồ Nyos (Ảnh: mhalb.pagesperso-orange.fr, Wikimedia)
Dự án thoát khí hồ Nyos (Ảnh: mhalb.pagesperso-orange.fr, Wikimedia)

Ngày nay hồ Nyos vẫn là một hiểm họa tiềm tàng. Những bức tường tự nhiên càng ngày càng yếu đi. Nếu có một trận động đất lớn, rất có thể hồ Nyos sẽ tràn nước xuống dưới, mãi đến tận Nigeria, và gây ra nhiều cái chết hơn nữa.

Quang Minh tổng hợp

Xem thêm: