Trong một số câu chuyện, các nhân vật đều có những phép thần thông như như công năng ban vận, phép giả hình, công năng dao thị,… Những phép thần thông này đối với một người bình thường thì thật khó tin. Tuy nhiên nhiều “phép thần thông” (người hiện đại gọi là công năng) đã được khoa học nhận định là có tồn tại.

Dưới đây là một số câu chuyện về thần thông của người Việt:

Chử Đồng Tử

Câu chuyện của Chử Đồng Tử thì hẳn ai cũng biết, chàng kết duyên với công chúa Tiên Dung trong một mối lương duyên kỳ lạ. Sau khi hai người thành vợ chồng, Chử Đồng Tử bèn theo khách buôn đi khắp ngược xuôi. Một hôm qua ngọn núi giữa biển tên Quỳnh Viên sơn, Chử Đồng Tử trèo lên am trên núi và gặp một tăng sĩ tên Phật Quang. Chử Đồng Tử bèn giao tiền cho khách buôn đi mua hàng, còn mình thì ở lại học phép thuật. Sau thuyền quay lại đón, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông.

Về nhà, Chử Đồng Tử truyền mọi sự lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán, cùng chồng chu du tìm thầy học đạo. Một hôm tối trời, đã mệt mà không có hàng quán ven đường, hai vợ chồng dừng lại cắm gậy úp nón lên trên cùng nghỉ. Bỗng nửa đêm, chỗ đó nổi dậy thành quách, cung vàng điện ngọc sung túc, người hầu lính tráng, văn võ bá quan lẫn tiên đồng ngọc nữ đều sẵng sàng để hầu hạ. Sáng hôm sau, dân chúng quanh vùng kinh ngạc bèn dâng hương hoa quả ngọt đến xin làm bầy tôi. Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng.

Đến nửa đêm bỗng nhiên bão to gió lớn nổi lên, thành trì, cung điện và cả bầy tôi của Tiên Dung-Chử Đồng Tử phút chốc bay lên trời… (Ảnh: tủ sách thần tiên)

Nghe tin, Hùng vương cho là có ý tạo phản, vội xuất binh đi đánh. Quân nhà vua đến, mọi người xin ra chống cự nhưng Tiên Dung chỉ cười và từ chối không kháng cự cha mình. Trời tối, quân nhà vua đóng ở bãi Tự Nhiên cách đó một con sông. Đến nửa đêm bỗng nhiên bão to gió lớn nổi lên, thành trì, cung điện và cả bầy tôi của Tiên Dung-Chử Đồng Tử phút chốc bay lên trời. Chỗ nền đất cũ bỗng sụp xuống thành một cái đầm rất lớn.

Nhân dân cho đó là điều linh dị bèn lập miếu thờ, bốn mùa cúng tế, và gọi đầm đó là đầm Nhất Dạ Trạch (Đầm Một Đêm).

Sư Từ Đạo Hạnh

Câu chuyện về Sư từ Đạo Hạnh cũng không kém phần huyền bí. Từ Đạo Hạnh, Không Lộ và Giác Hải vốn là ba người bạn thân và có tâm cầu đạo nên đã cùng nhau sang Thiên Trúc tìm kinh. Khi ba người ngồi thuyền đến Thiên Trúc, Từ Đạo Hạnh ở lại giữ thuyền còn Giác Hải và Không Lộ lên bờ học phép. Sau khi học được phép thiêng, Giác Hải và Không Lộ đã bỏ về trước. Từ Đạo Hạnh ngồi giữ thuyền 3 ngày mà không thấy tin tức của 2 bạn đồng hành đâu, đúng lúc đó bỗng thấy một cụ già đi đến. Từ Đạo Hạnh vái chào rồi hỏi: “Cụ có thấy 2 người lên học đạo đó không? Cụ già nói: “Hai người đó đã học được phép thiêng của Ta và đã trở về nước rồi”.

Chùa Thiên Phúc, nơi thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh (Ảnh: giacngo.vn)

Từ Đạo Hạnh bèn vái lậy và kể rõ cho bạ cụ biết mọi chuyện, cụ già nghe nói bèn sai Từ Đạo Hạnh gánh 2 thùng nước về nhà rồi dạy cho mọi phép thiêng cùng phép rút đất chân truyền Đà-la-ni. Sau khi học xong phép thiêng, Từ Đạo Hạnh tự hiềm vì 2 người bạn đã thất ước, bèn đọc thần chú khiến 2 người bạn đang đi đường đau bụng quá phải ngồi nghỉ. Sau đó, Đạo Hạnh lại dùng phép rút đất vượt lên phía trước, rồi hóa thành một con hổ núp trong bụi rậm đợi Giác Hải và Không Lộ đi qua mới nhảy ra dọa.

Không Lộ đã biết trước, cứ ung dung nói với con hổ: “Đạo huynh đấy à? Tưởng đạo huynh làm gì ích lợi cho đời, lại đi làm thú dữ hại người đấy ư? Đạo huynh muốn thế, kiếp sau sẽ được làm mà…” Từ Đạo Hạnh biết mình còn kém Không Lộ, hiện lại nguyên hình, lạy tạ và khẩn khoản nói: “Ngu đệ không tự biết mình, trót làm điều xúc phạm, xin đạo huynh tha thứ. Quả báo sau này có sa vào nghiệp chướng ấy, xin đạo huynh ra tay cứu giúp”. Quả báo mà Từ Đạo Hạnh nói đến sau này chính là việc ông phải đầu thai chuyển kiếp thành vua Lý Thần Tông và mắc phải căn bệnh “hóa hổ” kỳ lạ mà không danh y nào có thể chữa được.

Không Lộ

Theo những gì mà sử sách còn ghi lại, thiền sư Không Lộ sinh năm 1016, mất năm 1094, vốn tên thật là Dương Minh Nghiêm, quê ở Hải Thanh, Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Thiền sư Không Lộ sinh năm 1016, mất năm 1094 (Ảnh: wiki)

Sử sách ghi chép rằng, sau khi đắc đạo, sư có thể bay lên không trung, hoặc đi trên mặt nước giống như Sư tổ Đạt Ma. Thậm chí có truyền thuyết còn kể rằng, mỗi khi thiền sư Không Lộ đi vào rừng sâu, núi cao, cọp thấy cũng phải cúi đầu, rồng gặp cũng phải nép phục. Những pháp thuật của Dương Không Lộ không thể đo định được.

Ngoài những truyền thuyết về những phép thần thông kỳ lạ, Dương Không Lộ còn được coi là ông tổ của nghề đúc đồng Việt Nam. Tương truyền rằng, Dương Không Lộ có ý định đúc “An Nam tứ đại khí” nhưng hiềm nỗi nước ta khi đó rất thiếu đồng. Khi đó, Dương Không Lộ nghĩ rằng: “Nước Tống ắt có nhiều đồng tốt, có thể dùng đúc được”.

Nghĩ xong, Sư thẳng đường sang Bắc triều (Trung Quốc). Khi sư xin vào chầu, ngỏ ý xin đồng mang về nước. Vua Tống hỏi sư mang được bao nhiêu, Dương Không Lộ nói chỉ xin một quảy mang về. Vua Tống bật cười đồng ý ngay, cho rằng, một mình sư với cái quảy thì chẳng mang được bao nhiều đồng về nước Nam. Tuy nhiên, đến khi vào kho thì Không Lộ lấy hết cả đồng mà quảy vẫn chưa đầy. quan giữ kho lè lưỡi lắc đầu, vào triều tâu việc ấy cho vua. Vua ngạc nhiên hối hận, nhưng lỡ hứa rồi, không biết làm sao.

Các nghiên cứu

Trong các câu chuyện trên các nhân vật đều có những phép thần thông như vợ chồng Chư Đồng Tử có công năng ban vận: di chuyển lâu đài. Từ Đạo Hạnh đã dùng thần thông niệm thần chú, và phép giả hình: biến hóa thân thể. Không Lộ đã dùng công năng dao thị, có thể nhìn thấy mọi vật ở xa. Những phép thần thông này đối với một người bình thường thì thật khó tin. Tuy nhiên nhiều “phép thần thông” (người hiện đại gọi là công năng) đã được khoa học nhận định là có tồn tại.

Để nghiên cứu về những thần thông này, rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trên các vị thiền sư, lạt – ma đã tu luyện đến mức độ uyên thâm và phát hiện rằng trường năng lượng của những nhà tu hành này phát ra rất mạnh, mạnh gấp hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần so với người bình thường. Các nhà nghiên cứu đã nhận định: thần thông chính là những hạt năng lượng như: sóng hạ âm, sóng điện từ, tia phóng xạ gamma, neutron, nguyên tử,…

Người tu luyện thường có trường năng lượng rất mạnh. Trường năng lượng của học viên Pháp Luân Công khi đang tập công ở Central Park, New York. (Ảnh minhhue.net)

Theo các nhà vật lý lượng tử, các nguyên tử vật chất được tạo ra bởi đám xoáy năng lượng quay và rung động vĩnh viễn. Ý thức con người có thể kết nối với vật chất ở mức rất vi quan, tác động đến hành vi, thậm chí cấu trúc lại chúng.

Vì thế những hạt năng lượng khi chịu sự chi phối bởi ý niệm người tu hành đắc đạo hoàn toàn có thể cải biến thế giới vật chất. Năng lượng người tu luyện ở tầng thứ càng cao phát xuất ra năng lượng càng lớn và và mức độ cải biến vật chất cũng càng mạnh mẽ. Đó chính là “công năng đặc dị” mà chúng ta biết hiện nay hay “thần thông” như cách người xưa vẫn gọi.

Không chỉ có người tu luyện, một số công năng này cũng xuất hiện trên người thường với số lượng ít ỏi.

Từ những năm cuối thể kỷ 19, một phụ nữ người Ý tên Eusapia Pallandino đã được phát hiện và chứng minh có công năng đặc dị. Người ta đã tiến hành một lượng lớn các thí nghiệm về công năng dịch chuyển, những cuộc thí nghiệm này còn lưu lại rất nhiều tư liệu đáng tin cậy.

Một người đang thực hiện công năng tiểu ban vận (Ảnh: khoahoc.tv)

Những người có công năng dịch chuyển có thể khiến cho vật thể bị phong kín trong ống thủy tinh đột phá chướng ngại của không gian và dịch chuyển ra bên ngoài ống thủy tinh. Những máy quay phim tốc độ cao đã quay chụp lại được toàn bộ quá trình đột phá chướng ngại không gian này một cách rõ ràng.

Theo khí công, công năng ban vận có hai loại: tiểu ban vận di chuyển được những đồ nhỏ, đại ban vận di chuyển được những thứ cực lớn. Công năng trong thí nghiệm trên là tiểu ban vận, của vợ chồng Chử Đồng Tử hẳn là đại ban vận.

Một thí nghiệm khác vào những năm 60, thí nghiệm của “nhóm người quay phim” SRI International đã chứng thực sự tồn tại của loại công năng này. Những người có công năng dao thị tập trung ở một địa điểm làm thí nghiệm, mỗi người được bố trí mấy “nhân viên quay phim” một cách ngẫu nhiên. Những nhân viên quay phim này được cử đến các nơi toàn nước Mỹ, có một vài người còn được cử ra nước ngoài. Họ được yêu cầu ghi chép lại nhân vật hoặc sự việc phát sinh mà họ nhìn thấy được trong môi trường xung quanh họ vào một thời gian đặc định nào đó (thời gian thí nghiệm). Và những người có công năng dao thị thì được yêu cầu miêu tả lại sự vật mà một vị nào đó trong mấy nhân viên quay phim này nhìn thấy.

Công năng dao thị có khả năng nhìn thấy cảnh tượng sự vật từ khoảng cách rất xa (Ảnh: tinhhoa.net)

Toàn bộ thí nghiệm được giữ theo tính ngẫu nghiên. Kết quả chứng minh, miêu tả của một số người có công năng hoàn toàn giống với tình huống thực tế, điều này đã chứng minh công năng dao thị thật sự là có tồn tại. Đây cũng chính là công năng thiền sư Không Lộ đã dùng để quan sát và biết rõ hành động của thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Nam Minh