Nhà Trắng vừa công bố tài liệu dài 25 trang trình bày các bước ứng phó trong trường hợp “tiểu hành tinh sát thủ” đụng phải Trái Đất.

Một ngày nào đó, chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ một tiểu hành tinh sát thủ thẳng tiến Trái Đất, gây thiệt hại to lớn cho địa cầu.

Để chuẩn bị cho một ngày như vậy, ngày 30/12/2016 vừa qua Nhà Trắng đã công bố “Chiến lược ứng phó quốc gia đối với thiên thạch tiếp cận gần Trái Đất (Near-Earth Object Preparedness Strategy)”, trong đó trình bày cách ngăn chặn một thảm họa như vậy, cũng như các bước ứng phó khi điều tồi tệ nhất xảy ra – một thiên thạch lớn va phải Trái Đất.

tieuhanhtinh(Ảnh: Internet)

Những sự kiện như vậy xảy ra rất thường xuyên. Một thiên thạch khiến loài khủng long tuyệt chủng phải rộng đến chục kilomet, và sự kiện như vậy dường như rất hiếm gặp. Nhưng, rất nhiều thiên thạch nhỏ hơn, có kích thước vài mét thì lại rơi xuống Trái Đất hàng ngày. Do có kích thước nhỏ, nên hầu hết không gây chú ý, nhưng một số trong chúng có thể gây nên thiệt hại đáng kể. Ví dụ vào hồi năm 2013, thiên thạch rơi xuống thành phố Chelrabinsk ở Nga. Vụ va chạm khiến 1.200 người bị thương và hơn 3.000 tòa nhà bị hư hại.

Hiện có một vài tổ chức đã được kiến lập để theo dõi giám sát những thiên thạch như vậy, ví như Cơ quan Phối hợp Phòng vệ Hành tinh (Planetary Defense Coordination Office) trực thuộc NASA, nhưng đa số đồng tình chúng ta hiện chưa nỗ lực đúng mức. Có hàng nghìn thiên thạch gần Trái Đất, nhưng hơn ⅔ trong chúng hiện chưa được phát hiện.

Chính vì vậy, tài liệu đề xuất tăng cường mức độ giám sát thiên thạch, nhằm ngăn chặn một viễn cảnh va chạm trong tương lai.

nhà trắng
Rất nhiều thiên thạch hiện vẫn chưa được phát hiện. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech)

Khả năng ứng phó trước là rất cao.

“Khác với thảm họa tự nhiên (vòi rồng) hay hiện tượng thời tiết trong không gian (bão Mặt Trời), các vụ va chạm với thiên thạch gần Trái Đất (NEO) có thể được dự đoán trước nhiều năm, và ngăn chặn kịp thời khi hoàn tất báo cáo về số lượng thiên thạch”, tài liệu cho hay.

Nếu một thiên thạch di chuyển theo quỹ đạo va phải Trái Đất, có thể cần đến 8 năm để triển khai một sứ mệnh làm chệch hướng nó, khiến việc phát hiện sớm trở nên vô cùng quan trọng. Một phương pháp làm chệch hướng đi của thiên thạch là dùng tàu vũ trụ không người lái đâm vào nó, và NASA đang dự kiến thử nghiệm phương pháp này vào năm 2022.

Nhưng luôn tồn tại khả năng thiên thạch không bị phát hiện và rơi xuống Trái Đất, ví như vụ thiên thạch rơi ở Chelyabinsk, và tài liệu đưa ra cách ứng phó với trường hợp này. Phương pháp khắc phục hậu quả thiên thạch rơi giống với bão và động đất, tuy nhiên cần có sự linh hoạt trong từng tình huống cụ thể.

Quý Khải (theo IFL Science)

Xem thêm: