Vào rạng sáng nay, bề mặt Mặt Trời đã xuất hiện hai vụ nổ khủng khiếp, trong đó đợt thứ hai là lần mạnh nhất được chứng kiến trong hơn một thập niên qua. 

Theo Nationalgeographic, các vụ nổ khổng lồ trên bề mặt mặt trời này xảy ra khi các dải từ trường bị xoắn đột ngột, khiến một khối năng lượng vô cùng lớn được giải phóng. Sự bùng phát ra bức xạ dữ dội đến mức, nó làm cho các sóng radio tần số cao ở Trái Đất biến mất trong khoảng một giờ.

Video ghi lại hình ảnh về vụ nổ Mặt Trời xảy ra vào rạng sáng nay (Nguồn: Youtube)

Các nhà khoa học về dự báo khí tượng vũ trụ phân loại vụ nổ dựa trên mật độ của chúng trên thang đo ‘X’. Những vụ nổ này giải phóng ra một nguồn năng lượng tương đương với một tỉ quả bom nhiệt hạch (bom H).

Theo trung tâm khí tượng vũ trụ National Oceanic and Atmospheric Administration’s Space Weather Prediction Center, Mặt Trời bắt đầu cơn thịnh nộ của mình vào 4:10 rạng sáng nay theo giờ Việt Nam và chỉ ba giờ sau, thêm một vụ nổ cực đại khác được tạo ra – vụ nổ này được xem là lớn nhất kể từ năm 2006.

Vụ nổ Mặt Trời lần này có cường độ X9.2 (Ảnh: NASA).

Vào năm 2003, các nhà khoa học đã ghi nhận một vụ nổ mạnh đến mức vượt xa biểu đồ đo lường với cường độ lên đến X28.

Tại thời điểm này, những đoạn video ghi lại từ vệ tinh theo dõi mặt trời đang được các nhà khoa học phân tích, để xác thực xem liệu có đám bụi tích điện hoặc các ‘vầng phóng xạ’ nguy hiểm nào nhắm tới Trái Đất hay không.

Chỉ cần một va chạm nhẹ với hành tinh của chúng ta, ‘vầng phóng xạ’ sẽ tạo ra những cơn bão địa từ khủng khiếp, làm gián đoạn các vệ tinh, định hướng GPS và các mạng lưới cung cấp năng lượng. Nhưng bên cạnh đó nó cũng sẽ cho chúng ta thấy một bầu trời rạng đông tuyệt đẹp.

Cực quang do ảnh hưởng của các cơn bão từ có nguồn gốc từ vụ bùng nổ Mặt Trời (Ảnh: NASA)

Trong khi Mặt Trời đang trở lại quá trình hoạt động bình thường, những vết đen này có thể tiềm ẩn gây ra những vụ nổ tương tự khác trong tương lai gần.

Hoài Anh

Xem thêm: