Hầu như tất cả những người từng tham gia các cuộc thi điền kinh đều đã nghe câu nói rằng được xếp vào làn đường giữa là điều có lợi nhất. Tuy nhiên, một học giả mới đây đã phát hiện ra rằng điều này không đúng như vậy sau khi phân tích dữ liệu của khoảng 8.000 người thi đấu.
Mọi người cho rằng trong các đường đua 100m, 200m, 400m và 800m, đặc biệt là các đường đua 200m và 400m thì làn đường giữa là có lợi nhất. Khái niệm này không hoàn toàn không hợp lý. Vì chiều dài của đường băng này liên quan đến đường cong. Một số nghiên cứu cơ sinh học đã chỉ ra rằng các làn đường bên trong có độ cong lớn nhất, điều này thực sự sẽ làm chậm người chạy ở một mức độ nhất định.
Đối với làn đường ngoài cùng, để đảm bảo độ dài của mỗi đường chạy là như nhau, vị trí xuất phát của người chạy ngoài cùng cũng ở vị trí hàng đầu. Nhưng điều này lại mang đến một vấn đề khác, xét từ góc độ tâm lý, do người chạy không thể nhìn thấy đối thủ của mình hầu hết thời gian nên vô hình chung họ ít có động lực thi đấu, khó phát huy hết khả năng của mình.
Hầu hết các cuộc thi thông thường hiện nay đều sẽ tính đến những yếu tố này, và thường những người chạy nhanh hơn ở vòng sơ loại sẽ được xếp vào làn đường giữa. Những người chơi này cũng thường giành chiến thắng.
Câu hỏi đặt ra là lợi thế làn đường giữa có thực sự giúp họ giành chiến thắng? David Munro, một trợ lý giáo sư kinh tế tại Đại học Middlebury, Hoa Kỳ, đã thực hiện một cuộc khảo sát với khoảng 8.000 người và nhận thấy rằng dữ liệu thực tế không phù hợp với tuyên bố này.
Trước hết, trong cuộc đua 100m, cuộc đua này không liên quan đến bất kỳ góc cua nào, và phân tích dữ liệu cho thấy không có sự khác biệt ở bất cứ làn đường nào.
Ở chặng đua 200m tiếp theo, kết quả phân tích dữ liệu có lẽ là điều đáng ngạc nhiên nhất. Phân tích cho thấy rằng làn đường ngoài cùng là thuận lợi nhất – trung bình, người chạy có thể chạy nhanh hơn 0,2 giây. Kỷ lục thế giới của cuộc đua 200m là 19,19 giây, và chênh lệch 0,2 giây có thể nói là một yếu tố đáng kể.
Ông Munro tin rằng điều này là do cơ thể của vận động viên chạy ngoài cùng ít phải cua theo đường cong của đường nhất. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu cơ sinh học. Nhưng ông thừa nhận rằng điều này không thể giải thích cho việc các đối thủ không thể phát huy hết khả năng của mình.
Ở đường đua 400 m, phân tích dữ liệu không tìm thấy bằng chứng nào hỗ trợ cho làn đường ở giữa thuận lợi nhất, và tất cả các đường đua cũng không thấy có sự khác biệt nào. Ông Munro cho rằng điều này là do sự khác biệt giữa thành tích của các vận động viên trên đường đua 400m là tương đối lớn, nên rất khó để tìm ra những khác biệt tinh vi do làn đường tạo ra. Tuy nhiên, kết quả này đủ khiến nhiều người ngạc nhiên.
Cuối cùng là đường đua 800m. Tất cả các thí sinh được phân tích ở trên phải ở trên làn đường được chỉ định cho họ từ đầu đến cuối, nhưng các quy tắc của đường đua 800m có sự khác biệt: trong 100m đầu tiên kể từ khi xuất phát, các vận động viên phải chạy đúng làn đường của mình, nhưng sau 100m, vận động viên có thể tự do thi đấu và lựa chọn làn đường.
Phân tích của ông Munro cho thấy rằng làn đường trong cùng là lợi thế nhất trong cuộc đua 800m, bởi vì vận động viên có thể tự do thi đấu và lựa chọn làn đường. Tuy nhiên, điều này vẫn khiến họ phải chạy nhiều hơn một chút và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, vì vậy việc ở làn đường trong cùng ngay từ đầu là điều kiện thuận lợi nhất.
Ông Munro tóm tắt nửa đùa nửa thật: “Lần sau khi bạn xem trận đấu, nếu bạn thấy những người chạy ở làn đường ngoài giành được huy chương vàng, bạn sẽ biết điều đó. Điều đáng ngạc nhiên không phải là họ thực sự thắng ở làn đường ngoài, mà là họ, người chạy chậm ở vòng sơ loại (không được phân vào làn đường giữa) thực sự đã thắng”.
Theo Epoch Times
Có thể bạn quan tâm: