Cá nhám phơi nắng (basking shark) là loài cái lớn thứ hai trên thế giới sau cá nhám voi (whale shark). Sự bí ấn của loài cá này luôn thu hút được sự chú ý của các nhà khoa học đang lập bản đồ di cư của chúng.

Cá nhám phơi nắng được tìm thấy từ độ sâu ít nhất là 910m. Chiều dài của nó có thể lên tới 12 mét và nặng khoảng 19 tấn. Loài cá này bị săn lùng một cách dã man bởi chiếc vây lớn của nó. Quần thể cá nhám phơi nắng toàn cầu giảm nghiêm trọng trong thế kỷ 20 bên cạnh đó tỷ lệ sinh sản của chúng cũng rất chậm.

Kết quả hình ảnh cho Mysterious giant shark tracked by satellites, rare sightings
Một con cá nhám phơi nắng được nhìn thấy ngoài khơi bờ biển phía Tây của Scotland. (Ảnh: Fox News)

Những con cá mập này ăn phù du động vật, không ngủ đông và được phát hiện thường xuyên hơn trong những tháng mùa hè; vào mùa đông, chúng có xu hướng di chuyển đến độ sâu sâu hơn. Mặc dù có kích thước to lớn và bề ngoài có vẻ hung dữ nhưng cá nhám phơi nắng không phải là loài cá hung dữ và vô hại đối với con người.

Tổ chức nghiên cứu APECS tại Pháp đã sử dụng công nghệ theo dõi mới để theo dõi phạm vi di cư của cá mập, cùng với thông tin có nguồn gốc từ các thợ lặn, thủy thủ và các thành viên khác.

Alain Quemere – người đã nhìn thấy một con cá mập mập trong chuyến đi câu cá ở quần đảo Glenan ngoài khơi bờ biển phía nam Brittany, Pháp cho biết: “Tôi chỉ thấy phần đỉnh vây của nó, trong khoảnh khắc nó vượt qua mũi thuyền khiến tôi bật cười vì thuyền của tôi có chiều dài 5,5 mét trong khi con cá dài tới 8m.”

APECS sau đó đã cho phép một nhóm nghiên cứu lần theo hành tung con cá mập và đồng bộ với bộ theo dõi vệ tinh. Trong năm nay, tổ chức này đã gắn thẻ cho bốn con cá mập. Frederic Bassemayousse, một thợ lặn và nhiếp ảnh gia đã 3 lần phát hiện ra những con cá mập này cho biết: “Bạn sẽ thấy ấn tượng khi gặp được loài cá lớn tuổi khôn ngoan này, nó rất đẹp!”. 

Cá nhám phơi nắng đang có nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắt trái phép. (Ảnh: Dawn)

Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên hiện nay liệt kê loài cá này là “dễ bị tổn thương” trên toàn thế giới và “nguy cấp” ở Bắc Thái Bình Dương và Đông Bắc Đại Tây Dương. Thật đáng buồn khi trong một nghiên cứu năm 2013, các nhà khoa học ước tính rằng con người giết khoảng 100 triệu con cá mập mỗi năm.”

Video:

Nhật Quang