Vào thời Ai Cập cổ đại, các pha-ra-ông không chỉ là những người cầm quyền ‘bằng xương bằng thịt’ mà còn được xưng tụng như thần thánh. Đế chế Ai Cập cổ đại đã tồn tại trong hàng nghìn năm, và trong khoảng thời gian này có đến tổng cộng ít nhất 170 pha-ra-ông. Theo các ghi chép lịch sử, Menes là pha-ra-ông đầu tiên và nữ hoàng Cleopatra VII là vị pha-ra-ông cuối cùng.

Trong bài viết này chúng tôi xin đưa ra 10 sự thật thú vị về các Pha-ra-ông. Một số trong chúng đã được biết đến rộng rãi, nhưng số khác thì lại không như vậy.

1. Cụm từ “pha-ra-ông” chưa hề được sử dụng cho tới khoảng 1.200 TCN

Cụm từ ‘pha-ra-ông’ là dạng thức tiếng Hy Lạp của từ ‘pero’ hoặc ‘per-a-a’ trong tiếng Ai Cập, vốn dùng để gọi nơi ở của hoàng gia và có nghĩa đen là ‘Ngôi nhà Lớn’. Danh từ này chưa hề được sử dụng cho tới khoảng 1.200 TCN. Các quốc vương ban đầu của Ai Cập không được gọi là pha-ra-ông mà chỉ được gọi là Vua. Chính trong giai đoạn Tân Vương quốc trở về sau, danh từ ‘pha-ra-ông’ mới được sử dụng để chỉ gọi vua.

2. Để trở thành một Pha-ra-ông, phải trải qua rèn luyện cực khổ và lâu dài

Cảnh Pha-ra-ông đi săn. (Ảnh: Internet)
Cảnh Pha-ra-ông đi săn. (Ảnh: Internet)

Trở thành một pha-ra-ông không phải là một việc dễ dàng. Nó đòi hỏi một quá trình rèn luyện cực khổ, lâu dài, và bắt đầu từ rất sớm trong cuộc đời của một ‘pha-ra-ông tương lai’. Những đứa trẻ sẽ phải trải qua một loạt các hoạt động rèn luyện. Rất nhiều trong số những bài tập này là để tăng cường thể lực vì các pha-ra-ông thường chiến đấu ở tuyến đầu của đạo quân.

Các hoàng tử sẽ đến các chuồng ngựa hoàng gia để học cách cưỡi và thuần hóa các con ngựa hoang. Họ cũng sẽ chạy đua đường dài để tăng cường sức bền rồi sau đó tiếp tục với các chuyến đi săn và đánh cá. Đôi lúc, một hoàng tử sẽ thuyết phục một pha-ra-ông phong cho cậu làm ‘người đồng nhiếp chính’. Khi một pha-ra-ông chẳng may qua đời, ngai vàng sẽ được truyền lại cho người đồng nhiếp chính này.

3. Chỉ pha-ra-ông mới được phép dâng cúng lễ vật cho các vị Thần

Bức bích họa trong đền thờ thần Isis cho thấy một Pha-ra-ông đang dâng cúng lễ vật cho hai vị thần Osiris và Isis. (Ảnh: Internet)
Bức bích họa trong đền thờ thần Isis cho thấy một pha-ra-ông đang dâng cúng lễ vật cho hai vị thần Osiris và Isis. (Ảnh: Internet)

Các pha-ra-ông cũng là các vị quan tư tế tối cao và là người phụ trách dâng cúng lễ vật hàng ngày cho các vị Thần. Chỉ các vị vua và hoàng hậu mới được phép tiến vào đền thờ nơi linh hồn của các vị Thần trú ngụ trong các bức tượng được thờ cúng.

Người ta tin rằng các pha-ra-ông là những người duy nhất được phép tiếp cận và chạm vào tượng các vị Thần. Thật vậy, trên các bức bích họa trong các đền thờ, chúng ta chỉ thấy các pha-ra-ông dâng cúng lễ vật cho các vị Thần chứ không phải ai khác.

4. Các pha-ra-ông luôn được miêu tả với một chòm râu

A pharaoh wore false beard so he could feel closer to the gods. Một Pha-ra-ông đeo chòm râu giả để có thể cảm thấy gần gũi hơn với các vị Thần. (Ảnh: Internet)
Một Pha-ra-ông đeo chòm râu giả để có thể cảm thấy gần gũi hơn với các vị Thần. (Ảnh: Internet)

Các pha-ra-ông luôn luôn có một chòm râu dưới cằm. Trong hầu hết các trường hợp đây là một chòm râu giả. Trong quá khứ, hầu hết đàn ông Ai Cập đều “mày râu nhẵn nhụi”, nhưng riêng các pha-ra-ông, thậm chí cả các nữ pha-ra-ông, đều đeo chòm râu giả. Thông thường các chòm râu được thắt lại thành một cái bím lớn. Người ta tin rằng chòm râu này khiến các pha-ra-ông kết nối gần hơn với các vị Thần.

5. Pha-ra-ông là người có quyền lực lớn nhất ở Ai Cập cổ đại

Pha-ra-ông là người nắm giữ quyền lực cao nhất ở Ai Cập cổ đại. Họ có toàn quyền phụ trách pháp luật và trật tự, giao thương và công nghiệp, cũng như việc đánh thuế đất đền thờ và tài sản cá nhân. Pha-ra-ông cũng là người đứng đầu hệ thống pháp luật của Ai Cập. Nếu một người Ai Cập cảm thấy bị đối xử bất công, anh ta/cô ta có thể trực tiếp kêu oan với pha-ra-ông để đòi lại công bằng.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

6. Pha-ra-ông đeo một loại vương miện gọi là Nemes

Để thể hiện quyền lực và vị thế của họ trong xã hội Ai Cập, các Pha-ra-ông Ai Cập sẽ khoác lên mình trang phục nghi lễ và một số biểu tượng.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Vương miện Nemes là một loại khăn trùm đầu kẻ sọc bao phủ toàn bộ phần cổ và phần sau đầu. Trên cùng vương miện Nemes là uraeus, một loại rắn hổ mang. Rắn hổ mang là một dấu hiệu cho thấy pha-ra-ông đã sẵn sàng tấn công kẻ địch bằng nọc độc vào bất cứ lúc nào. Uraeus là biểu tượng của nữ thần Ai Cập cổ đại Wadjet.

The cobra was a sign that meant the pharaoh was ready to strike at his enemies. Rắn hổ mang là một dấu hiệu cho thấy vị Pha-ra-ông đã sẵn sàng tấn công kẻ địch. (Ảnh: Internet)
Rắn hổ mang là một dấu hiệu cho thấy vị Pha-ra-ông đã sẵn sàng tấn công kẻ địch. (Ảnh: Internet)

Các biểu tượng khác gắn liền các pha-ra-ông là một cây gậy có móc và một cái néo cầm bắt chéo nhau. Cây gậy có móc mang hàm ý là pha-ra-ông là người dẫn dắt và bảo vệ người dân của ông, còn cái néo là một công cụ giúp phân tách các hạt khỏi vỏ ngoài, nên nó biểu thị cho vai trò của pha-ra-ông như người cung cấp lương thực cho người dân của ông.

Hình tượng Pha-ra-ông cầm cây gậy có móc và cái néo. (Ảnh: Internet)
Hình tượng Pha-ra-ông cầm cây gậy có móc và cái néo. (Ảnh: Internet)

7. Các pha-ra-ông luôn được miêu tả trong hình tượng trẻ trung

Bất kể pha-ra-ông ngoài đời thực trông như thế nào, ông luôn được khắc họa trong hình tượng một chàng trai trẻ trung, bảnh bao trong nền nghệ thuật Ai Cập cổ đại.

8. Pha-ra-ông là hóa thân của vị Thần trời Horus

God Horus Thần Horus với gương mặt chim ưng và trang phục mũ miện của Pha-ra-ông. (Ảnh: Internet)
Thần Horus với gương mặt chim ưng và trang phục mũ miện của Pha-ra-ông. (Ảnh: Internet)

Người Ai Cập cổ đại tin rằng pha-ra-ông là hóa thân của vị Thần trời Horus, và sau khi ông chết, ông sẽ trở thành hóa thân của Thần Osiris. Ông là vị thần chiến tranh và trấn tà. Rất nhiều người mang theo bên mình các lá bùa may mắn có hình dạng con mắt của thần Horus, để thần trông chừng cho họ.

Biểu tượng con mắt của thần Horus. (Ảnh: Internet)
Biểu tượng con mắt của thần Horus. (Ảnh: Internet)

Xem thêm:

9. Tất cả các pha-ra-ông đều trang điểm

Các pha-ra-ông, bất kể là nam hay nữ, đều trang điểm. Họ tô vùng mắt bằng phấn côn làm từ các loại quặng ngầm dưới đất (khoáng chất chứa thành phần kim loại), không chỉ để làm đẹp mà còn để giảm thiểu độ phản chiếu ánh sáng. Ngoài việc nhìn nhận vẻ đẹp như thứ gì đó thần thánh, các pha-ra-ông còn cần phải cảm thấy tiện nghi, thoải mái dưới ánh nắng chói chang của Thung lũng sông Nin. Họ cũng tin rằng bằng việc kẻ mắt bằng phấn côn để tạo hình một quả hạnh, cặp mắt của họ sẽ trông giống cặp mắt của thần Horus hơn. Do đó, sự tương đồng này sẽ giúp họ bảo vệ bản thân trước các linh hồn hắc ám cũng như phòng chống các bệnh về mắt. Các pha-ra-ông cũng đánh đậm hàng lông mày và lông mi, và họ thích dùng phấn thoa mắt màu xanh lục và xanh dương.

Các bức bích họa minh họa cuộc sống hàng ngày trong các đền thờ Ai Cập cổ đại cho thấy người nam cũng trang điểm, chí ít ở phần mắt. Trên thực tế, hầu như không thể tìm thấy một bức họa chân dung về một người Ai Cập cổ đại nào không đánh mắt.

Trong tất cả các giai đoạn và triều đại, trang điểm mắt là một việc cần làm hàng ngày đối với cả người nam và người nữ.

Trang điểm là một điều thường thấy ở Ai Cập, kể cả ở người nam. (Ảnh: Internet)
Trang điểm là một điều thường thấy ở Ai Cập, kể cả ở người nam. (Ảnh: Internet)

10. Các pha-ra-ông thường chuẩn bị cho cái chết của mình từ rất sớm

Lăng mộ của Pha-ra-ông Tutankhamun. (Ảnh: Internet)
Lăng mộ của Pha-ra-ông Tutankhamun. (Ảnh: Internet)

Đối với các pha-ra-ông, cuộc sống sau khi chết cũng quan trọng không kém cuộc sống thực tại của họ. Chính vì vậy, họ đã dành rất nhiều thời gian khi tại vị để chuẩn bị cho cái chết của mình. Do đó không lạ gì khi thấy các vị pha-ra-ông, khi vừa mới lên ngôi, đã bắt đầu ‘rục rịch’ đi xây dựng lăng mộ cho bản thân mình. Lăng mộ pha-ra-ông Seti I là lăng mộ lớn nhất trong Thung lũng các vị Vua, với chiều dài hơn 130 m.

Tác giả: Message to Eagle.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc tại đây
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: