Trong xã hội hiện đại phát triển, khoa học đã góp phần lớn để tạo ra vị thế của mình. Ngồi một chỗ đã có máy tính, có ti vi, có mạng internet để có thể nghe xa, nhìn xa khắp mọi nơi trên thế giới. Con người chế tạo ra máy bay để bay xa vạn dặm. Ống nhòm, kính thiên văn, kính hiển vi để nhìn xa thế giới vi trần. Vì thế mà khoa học hiện đại rất có uy tín với con người, tuy nhiên trên thế giới cũng có rất nhiều hiện tượng mà khoa học không thể giải thích được.

Trí huệ của Đức Phật

Cách đây hơn 100 năm, phân tử được coi là hạt sơ đẳng nhất. Ngày nay, nhờ công nghệ khoa học phát triển, chúng ta biết thêm phân tử do nhiều nguyên tử khác nhau liên kết tạo thành bởi electron. Mà mỗi nguyên tử lại được cấu tạo bởi hạt nhân của nó với electron dao động xung quanh. Rồi hạt nhân nguyên tử do proton tổ hợp tạo thành, tiếp nữa là hạt quark, neutrino.

Thế giới vi mô (nguyên tử) và vĩ mô (hành tinh) là có rất nhiều điểm tương đồng (Ảnh: DKN.TV)

Càng nghiên cứu thì các nhà khoa học càng phát hiện ra một điều chuyển động của các điện tử quanh hạt nhân nguyên tử cũng tương tự như chuyển động của trái đất và các hành tinh xung quanh mặt trời. Hơn nữa khoảng cách giữa các hạt trong cấu trúc của phân tử cũng vô cùng rộng lớn, cũng không có nhiều sự khác biệt giữa khoảng cách giữa các hành tinh và các vì sao.

Điều này đã được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mô tả từ cách đây 3000 năm trước rồi: “Trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới”.

Ngoài ra, còn một câu chuyện khác, Ngài nhìn vào bát nước và giảng “Bát vạn tứ thiên trùng”, rằng ở trong bát nước có 84.000 con vi trùng. Louis Pasteur – nhà vi trùng học đầu tiên của nhân loại sinh ra vào thế kỷ 19 đã khai mở ngành vi trùng học, và cũng chính từ đây con người mới biết đến khái niệm “vi trùng”. Bằng nghiên cứu thực nghiệm, các nhà khoa học đã xác thực rằng trong nước đúng là có vi khuẩn, vi trùng. Từ đó cho thấy Đức Phật đã đi trước khoa học từ rất lâu.

Từ xa xưa Đức Phật đã mô tả chính xác về thế giới ngoài tầm quan sát thông thường của con người (Ảnh: tinhhoa.net)

Người ta vẫn biết đến khoa học là cách học dùng lý trí và suy luận để chủ thể nhắm đến làm sáng tỏ và dùng thực nghiệm để minh xác điều đó. Nhưng nói cho cùng khoa học cũng do con người tìm tòi và phát kiến ra. Dĩ nhiên, các khoa học gia đều là những người thông minh nhất trong số những người thông minh của nhân loại.

Tuy nhiên Đức Phật không dùng cách thức của các nhà khoa học vẫn thường sử dụng, ngài không dùng kính hiển vi, kính lúp hay bất kỳ phương tiện nào khác để nhận thức thế giới, thời Đức Phật còn tại thế cũng không hề có khoa học.

Vậy trí huệ của Ngài do đâu mà có? Điều này khoa học vẫn chưa giải thích được.

Những nền văn minh cổ xưa

Trên thế giới ngày nay phát hiện ra rất nhiều nền văn minh cổ xưa có niên đại vượt xa rất nhiều nhận thức của con người hiện đại. 

Khoảng 150km từ phía tây cảng Maputo, người ta đã tìm thấy di tích của một đô thị lớn, mà theo kết quả nghiên cứu sơ bộ, có diện tích khoảng 1500 km2. Theo các nhà nghiên cứu, thành phố cổ đại này là một phần của một cộng đồng thậm chí còn lớn hơn với diện tích khoảng 10.000 km2, được xây dựng trong khoảng 160.000 đến 200.000 năm trước công nguyên (TCN).

Vào tháng Sáu năm 1968, các nhà sưu tập William J. Meister ở Antelope Spring, Utah, Mỹ tìm thấy một tảng đá dày năm centimet trên đó bạn có thể nhìn thấy hóa thạch của một dấu giày của con người. Một dấu giày mà trên đó có một dấu vết khác vô cùng đặc biệt: một chú bọ ba thùy bị giày dẫm xuống.

Dấu giày của con người văn minh cùng với những chú bọ ba thùy, có tuổi hóa thạch vượt quá 250 triệu năm, nó cũng vượt quá mọi sức tưởng tượng của con người hiện đại. (Ảnh: epochtimes.fr)

“Bọ ba thùy (danh pháp khoa học:Trilobita; phát âm: /ˈtraɪlɵbaɪt/ hoặc /ˈtrɪlɵbaɪt/) là một nhóm/lớp hóa thạch nổi tiếng của các động vật chân khớp tuyệt chủng. Xuất hiện đầu tiên của bọ ba thùy trong các dấu vết hóa thạch móng của giai đoạn Atdabanian, tiền Cambri, và chúng bị biến mất trong suốt đại Cổ Sinh trước khi bắt đầu đi đến tuyệt chủng trong suốt kỷ Devon, tất cả các bộ bọ ba thùy đều đã tuyệt chủng. Bọ ba thùy biến mất sau cùng trong sự kiện tuyệt chủng lớn vào cuối kỷ Permi cách đây khoảng 250 triệu năm. Bọ ba thùy là những loài chiếm lĩnh các đại dương hơn 270 triệu năm”.

Điều đó chứng tỏ vào khoảng 250 – 270 triệu năm trước đã có sự xuất hiện của loài người và có một trình độ văn minh nhất định.

Kính viễn vọng được nhà thiên văn học người Ý- Galileo phát minh ra cách đây 300 hay là người tiền sử? Bức hình trên là hình ảnh một người dùng kính viễn vọng quan sát thiên thể, khối đá ước tính được vẽ vào khoảng 65 triệu năm trước (Ảnh: tinhhoa.net)

Một dẫn chứng khác về nền văn minh tiền sử, theo nhiều người Kính viễn vọng được nhà thiên văn học người Ý- Galileo phát minh ra cách đây 300 năm lịch sử, các nhà thiên văn học hiện nay sử dụng các loại kính thiên văn khổng lồ để khám phá bí ẩn của các hành tinh kỳ lạ và các thiên hà xa xôi.

Nhưng nguồn gốc thực sự của kính viễn vọng được các nhà khoa học hiện đại ngày nay khám phá ra đều thuộc về những thời đại vô cùng xa xưa, vượt quá cả sự tưởng tượng của con người. Tại bảo tàng của Đại học Quốc gia Peru, khối đá đen có niên đại từ 65 triệu năm trước khắc họa một người cổ đại đang cầm chiếc kính viễn vọng quan sát sao chổi, so sánh với kính viễn vọng Galileo phát minh cách đây 300 năm thì quả là những con số thiên văn.

Dường như con người hiện đại chỉ đang mô phỏng lại những vật chất hiện hữu mà con người cổ đại đã đi trước từ hàng bao nhiêu niên đại xa xưa. Theo khoa học hiện đại, con người tiến lên từ khỉ và lịch sử nền văn minh nhân loại hiện nay không quá 1 vạn năm, vậy những nền văn minh cổ xưa cách đây hàng vạn, chục vạn, trăm vạn năm thì giải thích ra sao? Cho đến nay những điều này vẫn là một ẩn số.

Tư duy con người bắt nguồn từ đâu?

Khoa học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh được rằng Thực vật vốn đã có công năng siêu cảm loại này, chúng có “cảm tình”, và còn có thể nhận biết được tư duy, cảm xúc của con người cũng như vạn sự vạn vật xung quanh chúng. Có rất nhiều khoa học gia hiện nay đã làm các thí nghiệm để chứng minh thực vật có cảm xúc.

Ví dụ như Nhà thực vật học người Mỹ là Smith đã làm thí nghiệm với ngô và đậu nành. Ông đặt một cái cây được cho nghe âm nhạc và một cái cây không được nghe âm nhạc lên cùng một chiếc cân. Kết quả cho thấy dù là cây ngô hay đậu nành, cây được nghe âm nhạc đều có khối lượng lớn hơn.

Hình ảnh thí nghiệm với hai cây hoa mộc lan trong cùng điều kiện chăm sóc (Ảnh:kenh14.vn)

Một thí nghiệm khác mới đây là hãng sản xuất đồ nội thất nổi tiếng Thụy Điển-IKEA đã làm thí nghiệm với hai cây hoa mộc lan trong điều kiện tưới cùng lượng nước mỗi ngày, tiếp xúc với cường độ ánh sang và lượng phan bón đều nhau, nhưng một cây toàn nghe những lời chỉ trích miệt thị của con người, một cây thì nhận toàn lời yêu thương, âu yếm. 30 ngày sau, kết quả cho thấy, sức sống và dáng vẻ bên ngoài của cây bị nghe những lời miệt thị trở nên ủ rũ và úa vàng.

Khoa học hiện đại vẫn cho rằng tư duy và các giác quan của con người bắt nguồn từ não bộ, nhưng thực vật là sinh vật không có não và hệ thần kinh trung ương nhưng chúng vẫn có thể cảm nhận được môi trường xung quanh, chúng có thể cảm nhận được ánh sáng, mùi hương, cảm ứng, gió, thậm chí là lực hấp dẫn và phản ứng với cả âm thanh.

Vậy tư duy của chúng bắt nguồn từ đâu? Hiện nay khoa học chưa giải thích được.

Các công năng đặc dị

Vào năm 1979, tại huyện Đại Túc, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, đã xuất hiện một cậu bé tên Đường Vũ có thể dùng tai để đọc sách. Sau đó đã xuất hiện rất nhiều trẻ em, cũng như khí công sư sở hữu các loại công năng như “dao thị (nhìn từ xa)”, “thấu thị (nhìn xuyên thấu)”, “ban vận (dịch chuyển đồ vật từ xa)”. Rất nhiều các nhà nghiên cứu khoa học và những người quan tâm đã bắt tay nghiên cứu, và xác nhận các hiện tượng đó là hoàn toàn có thực.

Thiên mục cho đến bây giờ vẫn là bí ẩn trong giới khoa học mặc dù họ đã thừa nhận nó tồn tại (Ảnh: tinhhoa.net)

Trong lịch sử các công năng đặc dị xuất hiện cũng không phải hiếm. Trong “Sử Ký”, “Biển Thước Liệt Truyền” có ghi chép: danh y Biển Thước là một người có khả năng “Nhìn thấu ngũ tạng trong cơ thể người”; “Trong Thái Bình Thiên Quốc” có ghi chép: Hồng Tú Toàn là một người công năng đặc dị, ông đã bình an vô sự trong 40 ngày của một trận đại dịch, ông có thể chữa lành các bệnh từ bại liệt cho đến điếc tai; Tại Trung Quốc có xuất bản cuốn sách “Thiên Cổ Dị Nhân Lục”, trong đó liệt kê 218 trường hợp những người sở hữu công năng đặc dị từ thời Trung Quốc cổ đại.

Không chỉ phương Đông, phương Tây cũng có rất nhiều trường hợp xuất hiện công năng đặc dị.

Tờ Reuters số ra tháng 9/2005 đã đưa tin về câu chuyện của Maria Rosa Busi, một người phụ nữ làm việc tại một phòng khám bệnh tại thành phố Rome. Bà có thể thông qua “thiên mục (con mắt thứ ba)” mà nhìn thấy những cảnh tưởng ở không gian khác.
Chiara Bariffi là một cô gái đã mất tích được 3 năm. Người nhà của Chiara Bariffi đã mang tấm ảnh của cô cho bà Maria xem. Khi nhìn tấm ảnh, Maria lập tức biết được Chiara Bariffi là một cô gái khoảng 30 tuổi và đã qua đời. Sau đó Maria đã sử dụng công năng dao thị và tìm được thi thể của Chiara Bariffi trong một hồ nước.

Đến nay khoa học đã thừa nhận có 6 loại “công năng đặc dị” tồn tại gồm:

1. Công năng ban vận (dịch chuyển đồ vật từ xa)
2. Nhận biết vật thể bằng bộ phận khác ngoài con mắt
3. Truyền cảm tâm linh
4. Thấu thị (nhìn xuyên qua)
5. Dao thị (công năng nhìn xa)
6. Dự đoán (tiên tri)

Nhưng có điều, khoa học vẫn chưa đưa ra được lời giải thích nào thuyết phục cho sự xuất hiện của những công năng trên mà đơn giản chỉ là thừa nhận nó tồn tại.

Ban Mai – Nam Minh