Các nhà thiên văn học ở Mỹ đã nhìn vào “bình minh vũ trụ” – thời điểm những ngôi sao đầu tiên bắt đầu nổ tung – bằng cách thu thập một tín hiệu vô tuyến ghi nhận bằng chứng xuất hiện sớm nhất của khí hydro.

Tín hiệu 13,6 tỷ năm đưa con người quay trở lại bình minh vũ trụ
Tín hiệu 13,6 tỷ năm đưa con người quay trở lại bình minh vũ trụ

Thủa ban đầu, vũ trụ là một nơi rất tối và rất lạnh. Ánh sáng cơ bản đã không tồn tại, và khí hydro tạo nên phần lớn môi trường giữa các sao hầu như không thể phân biệt được với bức xạ nền vũ trụ, còn lại từ vụ nổ Big Bang.

Nhưng theo thời gian, các túi vật chất kết hợp với nhau, phát triển lớn hơn và tạo áp suất cao kích hoạt các hạt nhân. Điều này dẫn đến những ngôi sao đầu tiên nhấp nháy trong vũ trụ, và bức xạ UV chúng phát ra đã tương tác với khí hydro. Các nguyên tử hydro hấp thụ bức xạ, và sự thay đổi này chính là thứ mà nghiên cứu mới đã phát hiện như là các sóng vô tuyến.

Tín hiệu 13,6 tỷ năm đưa con người quay trở lại bình minh vũ trụ
Tín hiệu 13,6 tỷ năm đưa con người quay trở lại bình minh vũ trụ

Alan Rogers, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Đây là tín hiệu thực sự đầu tiên mà các ngôi sao bắt đầu hình thành và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh chúng. Điều đang xảy ra trong giai đoạn này là một số bức xạ từ những ngôi sao đầu tiên cho phép hyđro được nhìn thấy. Nó làm cho hydro bắt đầu hấp thụ bức xạ nền, do đó bắt đầu thấy nó trong bóng mờ, ở tần số radio cụ thể.”

Nhóm nghiên cứu đã tìm ra dấu vết của một tín hiệu có niên đại 13,6 tỷ năm, 180 triệu năm sau vụ nổ Big Bang. Đây là tín hiệu cổ xưa nhất từng được phát hiện.

Tín hiệu 13,6 tỷ năm đưa con người quay trở lại bình minh vũ trụ
Tín hiệu 13,6 tỷ năm đưa con người quay trở lại bình minh vũ trụ

Việc phát hiện mới này được thực hiện bằng cách sử dụng ăng-ten radio cỡ nhỏ với kích thước bằng một chiếc bàn trà. Để đảm bảo thiết bị cực nhạy này có thể thu được tín hiệu rất mờ nhạt, các nhà nghiên cứu đã đưa nó tới một khu vực hẻo lánh ở Australia, cách xa các nguồn nhiễu sóng vô tuyến của con người hàng trăm km.

TXL