Danh sách sản phẩm thất bại của Apple có những cái tên bạn còn chưa bao giờ nghe tới.
 

Apple từ lâu đã được biết đến là một trong những công ty thành công vang dội nhất thế giới. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào Apple làm ra cũng được người tiêu dùng đón nhận, thậm chí còn có một bộ sưu tập sản phẩm thất bại. Dưới đây là những sản phẩm đó.

iPod U2 Special Edition (2004)

thanh cong la the nhung apple cung co day ray cac san pham chi muon quen cho nhanh

Trong giai đoạn iPod đang bùng nổ, Apple hợp tác với ban nhạc U2 để khắc chữ kí của họ lên mặt sau của iPod, vòng xoay click wheel cũng được đổi thành màu đỏ. Thiết bị này cũng đi kèm 30 phút video độc quyền của ban nhạc này tải về từ iTunes. Nhưng những tính năng đó không đủ để người dùng bỏ thêm 50 USD so với iPod thường nên thực tế sản phẩm này mua về chỉ để sưu tầm và từng bán được với giá 90.000 USD trong một phiên đấu giá trên eBay năm 2014.

Apple Maps (2012)

thanh cong la the nhung apple cung co day ray cac san pham chi muon quen cho nhanh

Không chấp nhận một thiết bị như iPhone lại cài Google Maps từ hãng đối thủ. Apple đã quyết định thay thế bằng ứng dụng Maps của riêng họ. Nhưng sự ra mắt vội vã khiến Apple Maps chẳng khác nào một thảm họa. Dữ liệu ít, chỉ đường sai, hình ảnh bị biến dạng, đánh sai tên địa danh… Không biết bao nhiêu câu chuyện hài hước đã xuất hiện để trêu ghẹo Apple Maps.

Apple III (1980)

thanh cong la the nhung apple cung co day ray cac san pham chi muon quen cho nhanh

Apple III ra đời để tiếp nối sự thành công của Apple II trước đó. Nhưng mức giá khởi điểm từ 4.340 USD khiến người dùng không thể tiếp cận. Dẫu vậy nếu nó tốt thực sự thì vẫn có người mua, đằng này lô Apple III đầu tiên cũng bị lỗi nên phải thu hồi. Máy này chạy không cần quạt nên nó nóng hơn và làm chip gặp vấn đề, cũng như khiến đĩa mềm bị cong góc. Sau 5 năm, Apple III đã bị ngừng kinh doanh.

iPod Hi-Fi (2006)

thanh cong la the nhung apple cung co day ray cac san pham chi muon quen cho nhanh

Apple cố gắng để tạo ra một hệ thống loa cao cấp dựa trên iPod là nền tảng nhưng họ đã thất bại. Giá bán lên tới 349 USD của nó đắt hơn cả Bose SoundDock, ngang tầm với HomePod ở thời điểm hiện tại mặc dù tiền đã mất giá. Chưa hết, hệ thống này của Apple chỉ chạy được với những dòng iPod mới, remote đi kèm thì không cho phép đổi playlist. Chất lượng âm thanh thấp dĩ nhiên không thể khiến những người mê nhạc bỏ nhiều tiền ra để sở hữu chiếc loa này.

Mac phiên bản kỷ niệm 20 năm (1997)

thanh cong la the nhung apple cung co day ray cac san pham chi muon quen cho nhanh

Apple đã đánh giá quá cao thị trường khi họ làm chiếc Twentieth Anniversary Mac (TAM) để kỷ niệm 20 năm thành lập của Apple. Đây là chiếc máy tính mạnh mẽ, độc đáo, nhưng với giá khởi điểm là 7.499 USD nên chẳng mấy người mua. Steve Jobs đã quyết định ngừng sản xuất vào năm 1998 và giảm giá xuống còn 1.995 USD để xả hàng loại khiến nhiều người mua nó lúc đầu cảm thấy tức giận

Apple eWorld (1994)

thanh cong la the nhung apple cung co day ray cac san pham chi muon quen cho nhanh

EWorld là một dịch vụ trực tuyến đầu những năm 1990 cung cấp email, tin tức và hệ thống bảng thông báo, tất cả được gói gọn trong giao diện kiểu như quản lý thành phố. Giá của dịch vụ cao lên tới 8,95 USD hằng tháng nhưng chỉ cho phép bạn lướt web 2 tiếng mỗi tối, nếu dùng buổi sáng thì tốn thêm 7,95 USD mỗi giờ. Nó không thể cạnh tranh với AOL và đã bị đóng cửa vào ngày 31/03/1996.

Apple QuickTake (1994)

thanh cong la the nhung apple cung co day ray cac san pham chi muon quen cho nhanh

Được hợp tác bởi Apple và Kodak, QuickTake là một trong những máy ảnh kỹ thuật số tiêu dùng đầu tiên. Nhưng nó bị hạn chế đáng kể bởi phần cứng, chỉ chứa được 8 tấm ảnh 640 x 480, không cho phép xóa ảnh trên máy. Ấy vậy giá của QuickTake cũng không vừa, ở mức 749 USD. Sau đó Apple có giảm giá vài lần xuống còn 600 USD trước khi bị khai tử vào năm 1997.

Apple Lisa (1983)

thanh cong la the nhung apple cung co day ray cac san pham chi muon quen cho nhanh

Đó là chiếc PC thương mại đầu tiên sử dụng giao diện đồ họa và tính năng đa nhiệm. Lúc ấy, Lisa cũng được cho là sẽ tái định hình lại thế nào là máy tính. Nhưng đứa con này của Steve Jobs lại chạy quá chậm chạp, giá lại đắt đến 10.000 USD. Các model kế tiếp là Lisa 2 và Macintosh XL có cải tiến và giá rẻ hơn, nhưng vẫn không nhận kết quả khả quan mấy trên thị trường. Năm 1986, Apple đưa ra chương trình đổi Lisa và Mac XL lấy Mac Plus giá 4.100 USD, chỉ bù thêm 1.500 USD.

Power Mac G4 Cube (2000)

thanh cong la the nhung apple cung co day ray cac san pham chi muon quen cho nhanh

Power Mac G4 Cube hướng đến một chiếc máy tính có thiết kế đẹp và quả thực nó đạt được điều đó nhờ sử dụng vỏ nhựa trong và chiếm rất ít không gian trên bàn làm việc. Nhưng một lần nữa, Apple lại định giá cao ngút trời ở mức 1.799 USD, cao hơn 200 USD so với Power Mac G4 tiêu chuẩn có cùng cấu hình nhưng bản Cube lại thiết đi màn hình. Mức giá này khiến doanh số của máy thấp, sau đó phát sinh thêm vấn đề nứt vỏ làm giảm tính thẩm mỹ nên chỉ sau 1 năm Apple đã ngừng bán dòng máy này.

Apple Bandai Pippin

thanh cong la the nhung apple cung co day ray cac san pham chi muon quen cho nhanh

Sản phẩm này ra mắt là nỗ lực chung giữa Apple và Bandai để gia nhập thị trường game video đang phát triển vào năm 1996. Chiếc máy chơi game giá 600 USD này chỉ bán được 42.000 chiếc, chỉ bằng 1 góc số lượng máy đã được sản xuất. Và nó cũng chỉ có 18 trò chơi và ứng dụng mờ nhạt bao gồm Anime Designer: Dragon Ball Z và Mr. Potato Head Saving Veggie Valley.

Buttonless iPod Shuffle (2009)

thanh cong la the nhung apple cung co day ray cac san pham chi muon quen cho nhanh

Sản phẩm này của Apple đặt ra cho người dùng câu hỏi: Làm thế nào để bạn điều khiển một chiếc iPod Shuffle khi mà tai nghe không có bất kỳ nút nào? Câu trả lời là bạn không thể. Apple sau đó 1 năm đã bổ sung khẩn cấp nút vật lý cho chiếc máy này.

Apple eMate 300 (1997)

thanh cong la the nhung apple cung co day ray cac san pham chi muon quen cho nhanh

Apple eMate 300 là một chiếc laptop giá rẻ cung cấp cho các trường học với giá 799 USD mỗi chiếc. Nó có thiết kế nhiều màu sắc và nổi lên trong thời mà PDA đang bắt đầu thịnh hành, nó cũng có độ bền cao nữa. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục không hứng thú mấy với sản phẩm này và eMate 300 chưa bao giờ được bán rộng rãi. Tới tháng 3 cùng năm nó đã bị ngừng kinh doanh.

Macintosh Portable (1989)

thanh cong la the nhung apple cung co day ray cac san pham chi muon quen cho nhanh

Đây là dòng laptop đầu tiên của Apple. Bên cạnh vấn đề về màn hình, thời lượng pin kém thì nó có mức giá không thể tưởng tượng, 7.300 USD. Apple bắt đầu bán dòng máy này vào năm 1989, nhưng phải khai tử sau đó 2 năm.

Apple Newton MessagePad (1993)

thanh cong la the nhung apple cung co day ray cac san pham chi muon quen cho nhanh

Apple đẩy mạnh công nghệ di động, tiên phong trong nhiều công nghệ mới, nhưng đôi khi lại chơi “quá tầm” như trường hợp của thiết bị lai PDA-máy tính bảng Newton MessagePad với chức năng nhận dạng chữ viết. Chẳng có thiết bị nào giống nó cả vì cái kích thước rất cục mịch, mau hết pin, màn hình khó đọc và công nghệ không gì nổi bật. Apple Newton MessagePad có giá 900 USD nhưng khả năng nhận dạng chữ viết tay của người dùng quá kém nên đã sớm bị khai tử vào năm 1998.

Mạng xã hội iTunes Ping (2010)

thanh cong la the nhung apple cung co day ray cac san pham chi muon quen cho nhanh

Khi Facebook và Twitter vẫn đang phát triển mạnh mẽ năm 2010, Apple muốn có một mạng xã hội riêng. Vì vậy, họ tạo ra Ping, một mạng xã hội âm nhạc gắn liền với iTunes. Nhưng Ping giống như một nỗi ác mộng hơn vì không có bộ lọc spam nên dịch vụ này nhanh chóng bị spam bởi các link lừa đảo. Facebook đã chặn Ping nên người dùng Ping không tìm được bạn bè của mình. Năm 2012. Ping bị khai tử.

Chuột USB của Apple (1998)

thanh cong la the nhung apple cung co day ray cac san pham chi muon quen cho nhanh

Sau khi tiếp quản Apple lại hồi năm 1997, Jobs xác định lại thiết kế cho Mac, tạo ra dòng iMac đầy màu sắc. Sau đó hỗ trợ chuẩn USB mới xuất hiện, Apple quyết định đưa ra thiết kế chuột mới. Kết quả là con chuột USB Mouse trông như con yoyo xuất hiện. Thiết kế tròn kiểu này ban đầu rất bắt mắt, nhưng có nhược điểm là không phải tay ai cũng cảm thấy vừa tầm. Ngay sau đó có làn sóng sản xuất phụ kiện cho nó. Năm 2000, Apple đã thay thế nó bằng chuột Apple Pro dạng cục xà phòng vừa tay hơn.

Macintosh có tích hợp TV (1993)

thanh cong la the nhung apple cung co day ray cac san pham chi muon quen cho nhanh

Trước khi Apple TV được giới thiệu, Apple đã phát hành một chiếc Macintosh có khả năng xem TV vào năm 1993. Tuy nhiên với thiết kế cồng kềnh cũng như không mang lại lợi ích gì cho người dùng, Apple chỉ bán được 10.000 chiếc Macintosh TV, vòng đời chỉ 5 tháng ngắn ngủi.

Ngọc Hải