Trong bài phát biểu khai mạc năm 2005 tại đại học Standford, Steve Jobs đã nói “Bạn không thể kết nối các dấu chấm khi nhìn về phía trước, bạn chỉ có thể kết nối chúng khi nhìn lại sau lưng… Bạn phải tin tưởng vào cái gì đó – can đảm, số phận, sinh mệnh, nghiệp chướng, bất cứ điều gì.”

Jobs giải thích tại sao lớp học thiết kế font chữ tại đại học Reed lại có tác động quan trọng tới các font chữ của Apple. Nhưng việc để cho Jonathan Ive làm trưởng bộ phận thiết kế năm 1997 cũng có tầm quan trọng tương tự. Ông Ive đã giữ vị trí này kể từ đó.

Trong một bài phỏng vấn với tờ New Yorker, ông Ive – người có công thiết kế chính cho mọi thứ từ iPod tới iPhone, nhớ lại rằng ông đã gần như bỏ việc tại Apple năm 1997, khi Jobs vừa quay lại làm CEO của công ty. Khi đó, công ty được mọi người xem như thất bại, ở bờ vực bị công ty khác mua lại.

“Có một tấm ảnh bìa tạp chí Wired, trong đó là logo quả táo đội một chiếc vương miện bằng kẽm gai, như những cái gai, và ở dưới là dòng chữ ‘cầu nguyện’. Tôi nhớ lại việc đó bực mình như thế nào. Đại khái ý muốn nói là: công ty sẽ phá sản hoặc bị mua lại,” Ive nói, và ông đã có một lá thư xin nghỉ việc khi lần đầu gặp Jobs.

“Tôi không thể nhớ được điều đó đã xảy ra bao giờ trước đó hay chưa, đi gặp ai đó trong tình cảnh đó,” Ive nói về cuộc gặp đầu tiên với Jobs. “Đó là điều kì cục nhất, vì chúng tôi có lẽ đều lập dị một chút. Chúng tôi đều chưa quen làm việc với nhau.”

Jobs đã gạ gẫm Richard Sapper – người thiết kế ThinkPad cho IBM sang làm cho Apple, nhưng ông này đã từ chối. Hartmut Esslinger cũng được mời, rồi mới đến Ive. Mối quan hệ của họ ấm lên sau khi Jobs đến thăm xưởng thiết kế và cùng thiết kế iMac.

Như vậy, một trong những sự kết hợp thành công nhất trong lịch sử ngành công nghệ đã được hình thành. Jobs đã từng nói với Walter Isaacson rằng ông coi Ive là “đồng sự tinh thần” tại Apple, và cây bút công nghệ Leander Kahney đã nói năm 2013 rằng “Đối với Apple, giờ đây Ive quan trọng hơn cả Steve Jobs tại thời điểm ông qua đời.

Ive đang xem xét việc nghỉ hưu và quay về quê nhà ở Anh Quốc. Nhưng xét đến thành công gần đây của iPhone và lo lắng cho số phận những cổ đông của Apple nếu ông nghỉ, có lẽ di sản của ông vẫn còn chưa thể kết thúc được.

Jonathan ZhouEpoch Times