Các nhà khoa học đã tìm ra một kỹ thuật dẫn dường dưới nước bằng cách sử dụng ánh sáng phân cực lấy cảm hứng từ các loài sinh vật đại dương.

Hệ thống dẫn đường dưới nước phỏng theo các sinh vật đại dương
Hệ thống dẫn đường dưới nước phỏng theo các sinh vật đại dương

Dẫn đường dưới nước là một vấn đề phức tạp vì môi trường nước tác động tiêu cực đến chất lượng của sóng vô tuyến. Nếu trên mặt nước, việc dẫn đường hoàn toàn bình thường thì khi ở dưới nước, độ sâu cho phép dẫn đường chỉ là 50cm. Tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm ra một giải pháp dẫn đường dưới nước nhờ sử dụng ánh sáng phân cực theo cách của các loài sinh vật đại dương.

Một nhóm các nhà khoa học Australia đã nghiên cứu các loài động vật đại dương và tin rằng một số loài có thể sử dụng sự phân cực của ánh sáng để dẫn đường. Những công trình nghiên cứu của họ đã chứng minh ý tưởng này là đúng đắn.

Trong khi các loài động vật đại dương như tôm, bạch tuộc, cua… có thể sử dụng ánh sáng phân cực để giao tiếp và thậm chí nhận biết sự hiện diện của các loài vật đối thủ.

Xuất phát từ đó, nhóm nghiên cứu đã chế tạo một hệ thống hình ảnh tích hợp các cảm biến phân cực để khám phá các khả năng dẫn đường. Những cảm biến này dựa trên hiện tượng truyền và tán xạ ánh sáng khi đi qua môi trường nước, và sử dụng các mẫu này để xác định vị trí của mặt trời trên bầu trời. Hệ thống này có thể được sử dụng như một la bàn và cho các mục đích định hướng trong phạm vi hẹp.

Nhóm đã thử nghiệm hệ thống mới tại các vị trí khác nhau dưới nước, ở nhiều địa điểm trên thế giới với độ sâu thay đổi và nhiều thời điểm trong ngày. Họ đã thu thập các dữ liệu cho thấy rằng sai số dẫn đường khoảng 6 m cho mỗi 1 km di chuyển.

Mặc dù vẫn trong giai đoạn nghiên cứu tiềm tàng nhưng các nhà khoa học tin rằng các phát triển xa hơn của kỹ thuật này cho phép dẫn đường ở độ sâu lên tới 200 m trong một khoảng thời gian nhất định.

TXL