28 năm sau khi được phóng vào vũ trụ, kính viễn vọng Hubble sắp được thay thế và nó vừa chụp được một loạt ảnh các dải ngân hà tuyệt đẹp cách chúng ta từ 11 tới 58 triệu năm ánh sáng.

Hubble của chúng ta đã lớn tuổi, mặc dù sức khỏe của nó vẫn tốt, các trang thiết bị vẫn hoạt động bình thường đến hết năm 2020 nhưng chúng không đáp ứng được nhu cầu công việc ngày càng cao của các nhà khoa học. Theo kế hoạch của NASA, vào năm 2018 người kế nhiệm của Hubble là kính viễn vọng James Webb sẽ chính thức được đưa lên quỹ đạo.

Trong suốt 28 năm qua, Hubble đã giúp các nhà thiên văn học quan sát các ngân hà và các ngôi sao trong vũ trụ này. Vũ trụ rất rộng lớn, vượt ra khỏi nhận thức hiện tại của con người chúng ta. Vì vậy mà kính viễn vọng Hubble chụp mãi, chụp mãi… vẫn chưa hết được các ngân hà trong phạm vi mà nó có thể nhìn thấy được.

Dưới đây là các ngân hà mới nhất mà kính viễn vọng Hubble chụp lại. Mỗi một ngân hà chứa khoảng hàng nghìn cụm sao và trong số lượng cụm sao khổng lò đó chứa đến hàng chục triệu ngôi sao rực cháy với khối lượng gấp nhiều lần Mặt Trời của chúng ta.

Đây là những bức ảnh cuối cùng được chụp bởi kính viễn vọng Hubble
Đầu tiên là ngân hà lùn UGC 5340, cách chúng ta 40 triệu năm ánh sáng.
Đây là những bức ảnh cuối cùng được chụp bởi kính viễn vọng Hubble
Một ngân hà lùn khác mang tên UGCA, cách Trái Đất 18 triệu năm ánh sáng.
Đây là những bức ảnh cuối cùng được chụp bởi kính viễn vọng Hubble
Ngân hà xoắn ốc cách 35 triệu năm ánh sáng này được đặt tên là NGC 3368.
Đây là những bức ảnh cuối cùng được chụp bởi kính viễn vọng Hubble
Còn đây là ngân hà xoắn ốc NGC 3627, cách chúng ta 36 triệu năm ánh sáng.
Đây là những bức ảnh cuối cùng được chụp bởi kính viễn vọng Hubble
Và cuối cùng là ngân hà xoắn ốc NGC 6744, cách chúng ta 31 triệu năm ánh sáng.

T.Vũ