Bảo tàng đầu tiên ghi nhận những đóng góp to lớn của người da đen Mỹ gốc Phi cho văn hóa Mỹ vừa được vinh danh là thiết kế tốt nhất năm 2017.

Là một trong những công trình bảo tàng lớn nhất quy mô cấp quốc gia vừa khánh thành tại Mỹ, Bảo tàng Văn hóa Lịch sử người Mỹ gốc Phi (NMAAHC) đang khiến tín đồ kiến trúc Châu Mỹ tò mò bởi kiểu kiến trúc phân tầng.

Tọa lạc ở Washington DC, bảo tàng được xây dựng gần đài tưởng niệm của thành phố. Bảo tàng do một nhóm các kiến trúc sư nổi tiếng Freelon Adjaye Bond, SmithGroup JJR,-Phil Freelon Perkins và Will thiết kế và xây dựng với kinh phí 385 triệu USD. (Ảnh: Metalocus)
Nét độc đáo của bảo tàng là nó giống như một ngôi chùa ngược phân tầng lấy cảm hứng từ Yoruban Caryatid, một cây gỗ truyền thống ở Tây Phi. (Ảnh: Telezkope)
Nhìn từ xa, công trình nổi bật như một khối hình chữ nằm ngang, màu nâu sẫm độc đáo. Điều nổi bật nhất ở công trình này đó là hình dạng kiến trúc kiểu phân tầng độc đáo. (Ảnh: Surface mag)
Theo chủ ý từ đội kiến trúc sư, kiểu kiến trúc phân tầng này lấy cảm hứng từ chiếc vương miệng của người Mỹ gốc Phi cổ tên là người Yoruban. (Ảnh: Ingenio)
Tổng diện tích bảo tàng lên đến 36.882 m2 với 10 tầng, gồm các phòng trưng bày, khu vực hành chính, sân khấu, rạp hát và cửa hàng… thể hiện những thành tựu nổi bật của người Mỹ gốc Phi trong suốt chiều dài lịch sử. (Ảnh: BauNetz)
Bên ngoài được ốp 3.600 tấm nhôm đúc màu vàng nâu nặng 230 tấn. Chúng được khắc các họa tiết hoa lá, đường diềm mang đậm bản sắc thổ dân gốc Phi. (Ảnh: World-Architects)
Những tấm nhôm này bên trong được đúc khắc các dạng hình hoa lá, họa tiết đường diềm trang trí mang đậm tính bản địa thổ dân đúng với sứ mệnh văn hóa, lịch sử mà bảo tàng này ra đời. (Ảnh: AecCafe)
Các công nghệ mới nhất cũng được áp dụng trong thiết kế. Các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp trên nóc nhà, máy bơm nhiệt dưới lòng đất làm tăng khả năng làm mát và hệ thống gom nước mưa để sử dụng cho các nhà vệ sinh, tưới cây. (Ảnh: Divisare)
Bảo tàng cũng được thiết kế để đón ánh sáng tự nhiên nhiều nhất. Các vật liệu tái chế được sử dụng trong xây dựng. Khác biệt với nhan sắc bên ngoài, không gian bên trong công trình đi ngược lại, lấy ý tưởng kiến trúc chủ yếu từ thủy tinh, có chức năng dẫn ánh sáng mặt trời bên ngoài chiếu vào các qua các tấm nhôm đồng họa tiết, in bóng lên các bức tường ốp nhôm bạc với các bức tường nội thất bên trong bọc kín toàn bộ bảo tàng.
(Ảnh: WorldBuild365)
Với ý nghĩa nhân văn cũng như thiết kế độc đáo, bảo tàng này được Beazley Design trao giải thiết kế tốt nhất năm 2017. Đây cũng là bảo tàng đầu tiên ghi nhận những công lao của người da đen nhằm chống lại nạn phân biệt chủng tộc. (Ảnh: Pinterest)
Beazley Design cũng trao giải cho 6 công trình thiết kế khác trong các lĩnh vực Kỹ thuật số, Thời trang, Đồ họa, Giao thông, Sản xuất và Kiến trúc. Các thiết kế này được trưng bày tại Bảo tàng thiết kế Lodon (Anh) cho đến ngày 18/2. (Ảnh: cultured creatures)

Sơn Tùng