Các nhà khảo cổ đã khai quật được vô số cổ vật miêu tả “tàu vũ trụ” và “phi hành gia” ở khắp nơi trên thế giới khiến nhiều người thêm tin tưởng về sự tồn tại của các nền văn minh tiên tiến trước nền văn minh lần này của chúng ta.

Nhiều người tin rằng trên Trái Đất đã từng tồn tại những nền văn minh có trình độ khoa học rất cao, vốn đã xây dựng những công trình kỳ vĩ và để lại các cổ vật mà cho tới ngày nay giới khoa học vẫn chưa thể lý giải hoàn toàn.

Nếu từng có các nền văn minh tiên tiến như vậy, liệu trình độ của họ có thể đạt đến mức độ nào? Liệu họ có từng phát minh ra máy bay và thậm chí đi vào vũ trụ, hay còn cao hơn con người ngày nay? Như chúng ta đã biết, chỉ sau 5, 10 nghìn năm thì dấu tích của một nền văn minh sẽ chẳng còn lại bao nhiêu. Những cổ vật dưới đây đã may mắn tồn tại qua được thử thách của thời gian để kể lại với chúng ta một phần câu chuyện quá khứ:

1. Cổ vật điêu khắc phi thuyền không gian ở Thổ Nhĩ Kỳ

Zecharia Sitchin, một tác giả và nhà nghiên cứu hàng đầu của Astro Archaeology, đã du lịch khắp thế giới nhiều lần để tìm kiếm các mẫu vật siêu nhiên. Ông đã phát hiện một di vật chạm khắc đá kỳ lạ trong viện bảo tàng khảo cổ Thổ Nhĩ Kỳ, miêu tả tỉ mỉ một phi thuyền vũ trụ cá nhân công nghệ cao hình con nhộng. Bức tượng đáng kinh ngạc này thể hiện nhiều tính năng của một tàu vũ trụ hiện đại: ống thải động cơ phản lực phía sau đuôi, và một buồng lái với phi công đang ngồi điều khiển và mặc bộ đồ du hành.

phi hành gia tàu vũ trụ công nghệ hàng không cổ đại
Cổ vật được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ được cho là một phi thuyền không gian. Ảnh: pinterest

Cổ vật này có kích thước: dài 23cm, cao 5,5cm và rộng 8cm. Người ngồi trong phi thuyền mặc một bộ quần áo tương tự phi hành gia hiện nay. Điều đáng tiếc là phần đầu của người đã bị mất ngay từ lúc người ta phát hiện ra di vật.

Cổ vật này đã được phát hiện trong quá trình khai quật ởi Toprakkale, Thổ Nhĩ Kỳ, nơi được biết với cái tên là Tushpa vào thời cổ đại. Khoảng 2.500 năm trước, vùng đất này là một phần của Vương quốc Urartu, hay còn được biết đến là Vương quốc Arahat trong Kinh Thánh.

2. Cổ vật được tìm thấy của người Maya

Tại Palenque, một trong những thành phố của người Maya được tìm thấy trong cánh rừng nguyên sinh ở Chiapas, Mexico, trong khu lăng mộ của K’inich Janaab’ Pakal, người trị vì thành phố, người ta tìm thấy một bức phù điêu bằng đồng trên nắp quan tài của ông.

Bức phù điêu mô tả một người đàn ông nằm hoặc ngồi trong một vật thể có nhiều chi tiết kỳ lạ. Nhiều nhà khảo cổ đưa ra những lời giải thích kỳ quái cho mẫu vật này, nhưng không thỏa đáng cho lắm. Erich von Däniken, một nhà khảo cổ chuyên về văn minh tiền sử, nhìn nhận đây là một người đàn ông ngồi trên vật thể bay, trông như đang khởi động một tàu con thoi.

phi hành gia tàu vũ trụ công nghệ hàng không cổ đại
Bức phù điêu được tìm thấy trên nắp quan tài của K’inich Janaab’ Pakal. ảnh: pacal.de

Sau đó những ký hiệu tượng hình đã được giải mã một phần, cho thấy những quan hệ mật thiết giữa các hành tinh và dải Ngân Hà (Zak Beh) – ngôi nhà của các vị thần theo tín ngưỡng của người Maya. Đây đúng thật là cảnh mô tả một phi hành gia đang điều khiển một thiết bị bay thời thượng cổ. Các giám định niên đại cho thấy nó có tuổi đời cao nhất khoảng 3000 năm TCN.

phi hành gia tàu vũ trụ công nghệ hàng không cổ đại
Tư thế của các nhà nhà phi hành gia khi khởi động các tàu không gian tương tự như tư thế được khắc họa trong bức phù điêu trên nắp quan tài của K’inich Janaab’ Pakal. ảnh: NASA

Nhiều phần trong những ký hiệu tượng hình tại rìa của bức phù điêu bằng đồng cho biết nguyên nhân cái chết của Pakal là do “luồng hơi thở nóng” (“hot breath”).

Tại công trình được coi là đài quan sát thiên văn của người Maya – Chichen Itza ở Mexico, người ta tìm thấy một bức tranh chạm khắc kỳ lạ, mô tả một người đội thiết bị giống mũ bảo hiểm với một ống thở giống hệt như phi công vũ trụ.

phi hành gia tàu vũ trụ công nghệ hàng không cổ đại
Thật khó hiểu tại sao người này lại đội một chiếc mũ bảo hiểm với một kiểu “ống thở” thường thấy ở các phi công vũ trụ. ảnh: pacal.de
phi hành gia tàu vũ trụ công nghệ hàng không cổ đại
Một cổ vật huyền bí khác được một số người cho là “vật thờ cúng” mà người Maya cổ đại để lại cho chúng ta, là một bằng chứng nữa của những chuyến du hành vũ trụ thời xa xưa. Ảnh: go.sap.com

3. Cung điện bay Vimana trong rất nhiều sử thi tiếng Phạn

Một báo cáo gây tranh cãi từng được trình bày tại hội nghị khoa học danh tiếng – Đại hội Khoa học Ấn Độ lần thứ 102 ngày 3/1/2015 ở Mumbai. Báo cáo này khẳng định ngành hàng không và du hành vũ trụ tiên tiến đã được phát triển bởi người Ấn Độ cổ, hàng nghìn năm trước khi anh em nhà Wright phát minh máy bay vào năm 1903.

phi hành gia tàu vũ trụ công nghệ hàng không cổ đại
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội Khoa học Ấn Độ (ISC) lần thứ 102 tại Mumbai vào ngày 3/1/2015. ảnh: Indranil Mukherjee/Getty Images

Báo cáo được trình bày bởi cơ trưởng Anand Bodas và Ameya Jadhav trong một buổi thảo luận với nhan đề “Khoa học cổ đại qua chữ Phạn.” Báo cáo đưa ra luận điểm rằng, trong kinh Vệ Đà 7.000 năm trước, máy bay được mô tả là có thể bay lùi và bay ngang. Chúng có thể chở người giữa các quốc gia, châu lục, và thậm chí cả các hành tinh.

“Có lịch sử được công nhận và lịch sử không được công nhận,” cơ trưởng Bodas phát biểu, theo tờ The National đưa tin. “Lịch sử được công nhận chỉ biết rằng anh em nhà Wright lái chiếc máy bay đầu tiên vào năm 1903,”nhưng người phát minh ra máy bay thật sự lại là nhà hiền triết Bharadwaja, sống khoảng 7.000 năm trước đây. “Máy bay cổ đại có 40 động cơ nhỏ.”

Chủ đề “máy bay” đã rất quen thuộc với những ủng hộ thuyết du hành không gian thời cổ đại. Họ cho rằng người Ấn Độ cổ đại đã từng bay trên các tòa lâu đài bay có tên là Vimana.

phi hành gia tàu vũ trụ công nghệ hàng không cổ đại
Trái: Rama được chào đón khi quay về Ayodhya trên chiếc tàu bay Pushpak Vimana. Phải: hình vẽ chiếc tàu bay Shakuna Vimana – với đôi cánh và đuôi, được vẽ năm 1923 tại Ấn Độ. Nền: một đoạn chữ Phạn. Ảnh: Wiki

Cơ trưởng Bodas nói rằng người Ấn Độ cổ đã phát minh ra công nghệ này, nhưng sau đó đã bị lãng quên theo thời gian và do bị nước ngoài đô hộ. Theo tờ ‘Times of India’, trong hội nghị có 6 người đạt giải Nobel cùng với nhiều học giả và các nhà khoa học có giải thưởng. Báo cáo đã gặp phải nhiều sự hoài nghi, cho rằng đó là “mạo danh khoa học,” và tranh cãi rằng giả thuyết này không có bằng chứng vững chắc khi trích dẫn tài liệu tôn giáo cổ.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người khác, như một nhà khoa học Ấn Độ đến từ Mỹ để tham gia hội nghị, lại cho rằng việc xem xét các văn bản cổ là khá thuyết phục. Ông nói: “Kiến thức luôn phát triển, không bao giờ dừng lại. Vậy nếu tất cả những kiến thức này đều có vào thời cổ đại, tôi muốn biết nó đã dừng lại ở nơi nào? Tại sao nó lại không phát triển? Tại sao không có bước tiến mới? Nó bị dừng lại khi nào? Tôi không biết về thứ tự thời gian của các sự kiện, nhưng tôi rất sẵn lòng muốn tìm hiểu thêm.”

phi hành gia tàu vũ trụ công nghệ hàng không cổ đại
Phân tích cấu tạo của lâu đài bay Rukma Vimana. ảnh: enigmaedizioni.com
phi hành gia tàu vũ trụ công nghệ hàng không cổ đại
Một họa sĩ mô phỏng 3D lâu đài bay “Rukma Vimana” của người Ấn độ cổ. ảnh: ancientufo.org

4. Các di vật khác về khả năng du hành vũ trụ

Không chỉ xuất hiện ở các địa điểm nói trên, các nhà khoa học và khảo cổ học đã tìm ra rất nhiều di vật khảo cổ từ khắp nơi trên thế giới đề cập đến khả năng du hành vũ trụ của người xưa.

phi hành gia tàu vũ trụ công nghệ hàng không cổ đại
Một bản khắc gỗ Ả Rập từ năm 1479 miêu tả vật thể trông rất giống tên lửa hiện đại, với đinh tán, kim loại, phần chóp thuôn nhọn và các vì sao lấp lánh ở nền phía sau. Ảnh: crystalinks.com
phi hành gia tàu vũ trụ công nghệ hàng không cổ đại
Hình chạm khắc khiến nhiều người liên tưởng đến một tên lửa vũ trụ tại trung tâm mặt trước ngôi đền tại quần thể kiến trúc Mahabalipuram, Ấn Độ, có niên đại từ thế kỷ 7-8 SCN. Ảnh: Phenomenalplace.com

Còn đây là một vị thần khác với ống thở trong tín ngưỡng địa phương, được chạm khắc trên một tấm bia đá kinh điển tại Tikal, Peru.

phi hành gia tàu vũ trụ công nghệ hàng không cổ đại
So sánh ảnh của trên bia đá tại Tikal, Peru với một phi công. ảnh: pacal.de
phi hành gia tàu vũ trụ công nghệ hàng không cổ đại
Các bức tượng cổ này đều khoác lên mình các bộ quần áo và mũ giống như các phi công vũ trụ hiện nay. ảnh: ĐKN
phi hành gia tàu vũ trụ công nghệ hàng không cổ đại
Bức chạm khắc phi hành gia cổ đại tại đền Hoysaleswara (Ấn Độ), có niên đại ít nhất 900 năm tuổi. Ảnh: phenomenalplace.com
phi hành gia tàu vũ trụ công nghệ hàng không cổ đại
Hình chạm khắc phi hành gia tại đền thờ ở thành phố Salamanca, Tây Ban Nha, có niên đại từ thế kỷ 16. Ảnh: fanwave.it
phi hành gia tàu vũ trụ công nghệ hàng không cổ đại
Cận cảnh hình chạm khắc phi hành gia. Ảnh: fanwave.it
phi hành gia tàu vũ trụ công nghệ hàng không cổ đại
Mẫu vật phía trên bên phải tìm thấy ở Mexico, có niên đại vào khoảng 1150 TCN đến 100 năm TCN. Chiếc mũ bảo hiểm giống hệt như mũ phi hành gia vũ trụ, bộ quần áo bó sát, mang giày và đeo găng tay, tổng thể trông hệt như một nhà du hành vũ trụ. Các mẫu vật còn lại tìm thấy tại Ecuador, được cách điệu nhiều nhưng vẫn có thể nhận thấy rất nhiều điểm tương đồng. ảnh: bahaistudies.net
phi hành gia tàu vũ trụ công nghệ hàng không cổ đại
Có vô số kể những trường hợp như vậy. Ảnh: Pinterest

Sau khi xem những cổ vật này, liệu bạn có tin rằng con người từ xa xưa đã từng có công nghệ hàng không tiên tiến?

Quang Khánh