Các nhà khoa học phát hiện ra thứ có thể là con mắt lâu đời nhất mà chúng ta từng thấy

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã phát hiện ra nó trong một hóa thạch 530 triệu năm tuổi từ Estonia. Hóa thạch này thuộc về một sinh vật thuộc họ trilobite, cụ thể là Schmidtiellus reetae, sống trong thời đại Palaeozoic từ 541 đến 251 triệu năm trước, Iflscience hôm 8/12 đưa tin.

Mặc dù con mắt có một số khác biệt so với mắt hiện đại, phần lớn chúng có nét tương đồng, cho thấy các cơ quan này đã không thay đổi trong nửa tỷ năm qua. Các phát hiện được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

Mắt phải của hóa thạch (Ảnh: Iflscience)

Giáo sư Brigitte Schoenemann từ Đại học Cologne, Đức, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Đây có thể là ví dụ đầu tiên của một con mắt mà chúng ta có thể tìm thấy. Các mẫu vật cổ hơn trong các lớp trầm tích bên dưới hóa thạch này chỉ chứa dấu vết của những con vật ban đầu, quá mềm để có thể hóa thạch và đã phân hủy theo thời gian “.

Con mắt phải của hóa thạch đã bị mòn một phần, cho phép các nhà nghiên cứu nhìn thấy bên trong nó và kiểm tra cấu trúc và chức năng của nó. Nó được tìm thấy là dạng nguyên thủy của một con mắt phức hợp hình thành từ khoảng 100 tế bào nhỏ được gọi là ommatidia, tương tự như ong hiện đại.

Đầu của sinh vật trilobite với mắt bị tổn hại ở bên trái (Ảnh: Iflscience)

Nghiên cứu con mắt, các nhà nghiên cứu đã suy luận ra rằng sinh vật này có tầm nhìn kém so với động vật ngày nay, nhưng có thể nhận ra những kẻ săn mồi và vật cản. Chỉ vài triệu năm sau đó, một loài trilobite khác ở biển Baltics đã phát triển một mắt phức hợp cải tiến với độ phân giải cao hơn.

Giáo sư Euan Clarkson của Trường Khoa học Địa chất Đại học Edo, một trong những đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Hóa thạch đặc biệt này cho chúng ta thấy loài động vật đầu tiên nhìn thấy thế giới xung quanh họ hàng trăm triệu năm trước. Nó cũng chỉ ra rằng cấu trúc và chức năng của đôi mắt phức hợp đã không thay đổi trong nửa tỷ năm qua”.

Hoài Anh