Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!

Chúng ta bị vây quanh bởi sóng điện từ và các dạng năng lượng khác mà không thể cảm nhận được. Ví dụ, chúng ta chỉ biết sóng Wi-Fi hiện hữu trong môi trường bởi vì thiết bị của chúng ta hiển thị kết nối, chứ không phải vì chúng ta có thể cảm nhận được thông qua các giác quan. 

Tiến sĩ tâm thần học Bernard Beitman cho biết, d ù không nhận ra, nhưng có lẽ chúng ta cảm nhận được một loại năng lượng liên quan đến suy nghĩ và cảm xúc của con người. Ông cho biết, cơ thể chúng ta có những thụ thể để tiếp nhận loại năng lượng này. Ông xem xét các nghiên cứu về não bộ và năng lượng phát ra từ cơ thể sống, nhằm đưa ra giả thuyết về bản chất vật lý của “linh cảm” (vibes) này.

Tiến sĩ Beitman là giáo sư thỉnh giảng tại đại học Virginia và cựu trưởng khoa tâm thần học của đại học Missouri-Columbia. Ông cho biết, đôi khi ông cảm nhận được trạng thái tinh thần của bệnh nhân, chính xác hơn nhiều so với những quan sát chủ ý thông thường. Ông đã suy nghĩ về bản chất của những linh cảm này.

Đây là một trải nghiệm mà nhiều người có thể nhớ lại. Bạn đã từng có linh cảm về người nào đó bạn gặp lần đầu? Bề ngoài và cách xử sự của người này rất lịch thiệp, nhưng bạn lại có linh cảm không tốt, hoặc ngược lại.

Phải chăng trong hành động, cử chỉ của họ có điều gì đó mà bạn chỉ có thể cảm nhận ở mức độ tiềm thức. Hay người đó đang phát ra một loại năng lượng bạn có thể cảm nhận được, tương tự như khi mũi bạn nhận ra mùi trong không khí? Liệu có phải bạn “ngửi” được tính cách của một người?

Những bằng chứng trong tự nhiên hỗ trợ cho thuyết cảm nhận-linh cảm

Chim nhạn râu, một loài chim di trú. (Ảnh: Wiki)

Các nhà khoa học cho rằng, động vật và thực vật phát ra và cảm nhận được năng lượng mà chúng ta không thể làm được.

Cá mập có những cơ quan trên da giúp phát hiện sự thay đổi nhẹ của điện từ ở trong nước. Chim có thể cảm nhận được trường điện từ của Trái Đất nhờ đó giúp chúng định hướng. Thuyết điện từ để giải thích khả năng định hướng của chim chưa được xác nhận hoàn toàn ; những thuyết khác cho rằng những con chim di trú sử dụng khứu giác phức tạp để xác định mùi rất nhẹ của quê hương chúng.

Một nghiên cứu về sự phát ra những photon sinh học, hay còn gọi là hào quang (aura), đã chứng minh được rằng thực vật dường như phát ra và cảm nhận năng lượng từ nhau – và có thể chúng giao tiếp với nhau thông qua năng lượng này.

Hào quang: một loại năng lượng chúng ta phát ra?

aura-shutterstock-119122729-webonly.jpg“Hào quang” của cây (Ảnh: Mark D. Roberts, Wikimedia Commons)

Tiến sĩ Gary Schwartz và tiến sĩ Katherine Creath đã xuất bản một nghiên cứu trên tạp chí Thuốc Thay thế và Bổ sung (Alternative & Complementary Medicine) năm 2006 có tựa đề: Chụp ảnh “Hào quang” xung quanh và giữa những thực vật: Một ứng dụng mới của hình ảnh photon sinh học.

Tiến sĩ Schwartz nhận học vị tiến sĩ từ trường đại học Harvard, đã giảng dạy tâm thần học và tâm lý học tại đại học Yale, và hiện là giáo sư trường đại học Arizona. Tiến sĩ Creath là một giáo sư quang học tại trường đại học Arizona.

Schwartz và Creath viết: “Khi nghiên cứu hàng ngàn bức ảnh ghi lại được trong hai năm qua, chúng tôi bắt đầu quan sát thấy rằng cũng có những mô thức trong ‘vùng nhiễu’ xung quanh những bộ phận của cây. Dường như mô thức photon sinh học không chỉ mở rộng ra ngoài cây mà còn được tăng cường giữa những các cây khi chúng ở gần nhau. Phải chăng những mô hình này đại diện cho “hào quang” xung quanh những bộ phận của cây, và phải chăng những cái cây đang biểu lộ một dạng giao tiếp hay cộng hưởng nào đó?”.

Sau đó họ trả lời một cách khẳng định: “Dựa theo sự phức tạp của những mô thức photon sinh học được chụp giữa các bộ phận của cây, cho thấy có sự ‘cộng hưởng’ tiềm ẩn, hoặc chính là sự ‘giao tiếp’ giữa những cái cây, theo như thuyết photon sinh học hiện nay tiên đoán”.

Aura
“Hào quang” của cây (Ảnh: Mark D. Roberts, Wikimedia Commons)

Beitman khuyến khích nghiên cứu thêm về khả năng con người cũng có thể giao tiếp với nhau một cách tương tự thông qua năng lượng. Ông biết rằng cộng đồng khoa học có thể sẽ ngập ngừng khi tiến hành những nghiên cứu như vậy: “Trong thế giới hiện nay của chúng ta, người ta phải đo đo đạc được thì mới chấp nhận điều gì đó là ‘có thực’“. Mà có lẽ khó đo được loại năng lượng này.

Chúng ta có thể chủ ý khuếch đại loại cảm nhận này?

Quan sát bệnh nhân của mình, ông đã nhận thấy thái độ của họ đối với thuốc do ông kê, dường như ảnh hưởng tới việc những thụ thể trong não họ tiếp nhận các phân tử thuốc như thế nào.

Ông viết: “Cách suy nghĩ về thuốc của mỗi chúng ta dường như có ảnh hưởng đến hoạt động của các thụ thể. Có lẽ ý định và kì vọng của chúng ta cũng có thể nặn ra các thụ thể mới hoặc thay đổi độ nhạy cảm của những thụ thể đang có”.

Tara MacIsaac, Epoch Times
Đại Hải biên dịch

Xem thêm: