Một số người có thể coi khoa học và tâm linh là hai phạm trù không thể đồng thời tồn tại, nhưng một số nhà khoa học vĩ đại nhất thời hiện đại đã nhìn nhận chúng là hai thứ không thể tách rời.

einstein quotedAlbert Einstein (Anh-xtanh) trong một buổi thuyết giảng ở Viên, Áo vào năm 1921. (Ảnh: Ferdinand Schmutzer)

Albert Einstein:

“Cảm xúc đẹp nhất và sâu sắc nhất của con người chính là biết kinh ngạc trước sự huyền bí. Cảm xúc này là hạt mầm của tất cả các ngành khoa học chân chính. Những ai không còn có cảm xúc đó, không còn biết ngạc nhiên và trầm trồ nể phục thì cũng tựa như đã chết. Khi biết rằng điều nhìn không thấy sờ không được thực sự có tồn tại, và biểu lộ dưới một dạng thức trí tuệ cao nhất, với vẻ đẹp rạng rỡ nhất mà khả năng thấp kém của chúng ta chỉ có thể hiểu được dưới những dạng thức tối nguyên thủy – cái nhận thức này, cái cảm giác này, là nền tảng của sự mộ đạo chân chính”.

… Trải nghiệm tôn giáo vũ trụ là động lực mạnh mẽ nhất và cao quý nhất của lĩnh vực nghiên cứu khoa học”.

Prof--Jahn-and-Brenda-of-PEAR-LAB

Robert G. Jahn – Giáo sư ngành khoa học hàng không và nguyên hiệu trưởngTrường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng thuộc Đại học Princeton đã nói:

“Các nhà khoa học thật sự vĩ đại của thời kỳ này hay bất kỳ thời kỳ nào khác, rất ít trong số họ phủ nhận tầm quan trọng của các nhân tố huyền bí trong khả năng sáng tạo của chính họ. Liệu khoa học hiện đại có đủ năng lực kỹ thuật, nhận thức và trực giác để minh họa, thấu hiểu và bao hàm những nhân tố ẩn hiện đó một cách hệ thống và nghiêm túc trong mô hình phân tích hay không? – Đây mới là điều rối rắm và gây tranh cãi”.

Max_Planck_(1858-1947) quoted
Nhà vật lý người Đức Max Planck (khoảng năm 1930)

Max Planck, cha đẻ của vật lý lượng tử đã nói:

“Các nhà khoa học đã hiểu được rằng xuất phát điểm của nghiên cứu không hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức của các giác quan, và khoa học không thể tồn tại nếu thiếu một phần nhỏ các yếu tố siêu thường. Ngành vật lý hiện đại đã làm chúng ta đặc biệt ấn tượng với chân lý của học thuyết truyền thống – rằng có các thực tại hiện hữu bên ngoài các giác quan của chúng ta; và trong một số vấn đề và mâu thuẫn nhất định, những thực tại này sẽ có thể hữu ích hơn đối với chúng ta so với ngay cả kho báu quý giá nhất của thế giới trải nghiệm [thông thường]”.

“Niềm tin vào điều kỳ diệu là một nhân tố rất quan trọng trong lịch sử văn hóa nhân loại… Liệu có tồn tại ở đó một vài khoảng trống tuyệt vời cho niềm tin vào điều kỳ diệu, bất kể dạng thức bên ngoài của nó kỳ quái và phi lý đến đâu?”

“Là một người đã dành cả cuộc đời cho ngành khoa học nhạy bén nhất, cho việc nghiên cứu vật chất, dựa trên các kết quả nghiên cứu về nguyên tử tôi có thể nói rằng: Không có vật chất nào như vậy. Tất cả vât chất đều khởi nguồn và tồn tại nhờ có một lực khiến các phần tử của một hạt nguyên tử rung động, cũng như duy trì quỹ đạo các thành phần của ‘cái hệ mặt trời nhỏ bé nhất’ – nguyên tử này. Chúng ta phải giả định rằng đằng sau cái lực này có tồn tại một ý thức có linh tính và trí tuệ. Ý thức là ma trận của tất cả vật chất”.

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!

Tác giả Tara MacIsaac, Epoch Times
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch.

Xem thêm: