Theo học thuyết tiến hóa, con người chỉ mới tồn tại không lâu, chưa tới 1 vạn năm, khoa học hiện đại là tân tiến nhất. Tuy nhiên càng ngày các nhà khảo cổ học càng tìm ra được những tàn tích của nhiền nền văn minh con người mấy triệu năm trước, có khi còn hiện đại và văn minh hơn bây giờ. Hy vọng loạt bài này sẽ giúp độc giả có thêm cái nhìn về lịch sử, nền văn hóa con người đã từng thất lạc trong quá khứ.

Nhiều người tin rằng con người trong quá khứ ít hiểu biết và lạc hậu. Nhưng xác thực tồn tại những di vật  khiến chúng ta phải đặt nghi vấn về những điều thường được dạy đồng thời chứng minh rằng tổ tiên chúng ta đã tiến bộ hơn nhiều so với những gì chúng ta tưởng – một trong số đó là công nghệ sử dụng thấu kính quang học

Thấu kính được sử dụng để phóng đại hình ảnh từ hàng ngàn năm trước

Hầu như chúng ta ai cũng nghe nói kính thiên văn được Galileo phát minh vào thế kỷ 16, nhưng có thể các nhà thiên văn học người Assyria cổ đại đã từng sử dụng một công cụ được tạo lên từ các thấu kính Nimrud để quan sát bầu trời từ gần 3.000 năm trước. Bằng chứng là theo những thư tịch cổ, người Assyria có trình độ hiểu biết về thiên văn học rất uyên thâm, vượt rất xa trình độ thời kỳ đó

Thấu kính Nimrud 3000 năm tuổi (Ảnh: Internet)

Trong một trường hợp khác, khi nhắc tới nền văn minh của người Minoa, người ta thường nhớ tới những con dấu, phù điêu nhỏ làm bằng đá mềm, ngà voi hoặc xương được chạm khắc vô cùng chi tiết và tinh xảo. Chắc chắn sự sáng tạo của họ đòi hỏi những kỹ năng phi thường của thợ thủ công và các công cụ đặc biệt. Các nhà nghiên cứu từ lâu đã cho rằng để tạo ra những hình ảnh nhỏ bé như vậy, người Minoa phải sử dụng ít nhất một công cụ để phóng to bề mặt vật thể. Liệu có phải họ đã học được công nghệ sản xuất thấu kính từ người Babylon?

Thấu kính được sử dụng trong các đền thờ Ai Cập và Babylon cổ đại

Việc sử dụng thấu kính pha lê khá phổ biến ở Ai Cập cổ đại. Nhiều người tin rằng tổ tiên của họ đã khám phá cách tạo ra ngọn đèn vĩnh cửu.

Flavia Anderson thảo luận về chủ đề ngọn đèn tân tiến trong cuốn sách “Bí mật cổ đại: ngọn lửa từ mặt trời”. Cô cho thấy nhiều huyền thoại Grail được viết dựa trên sự tồn tại của thấu kính pha lê cổ.

Những thấu kính pha lê này là vật quý giá được các quan tư tế sử dụng trong các đền thờ Ai Cập và Babylon cổ đại, đặc biệt trong các nghi lễ tôn giáo.

Anderson cũng nghĩ rằng huyền thoại về chim Phượng Hoàng hồi sinh từ tro tàn của ngọn lửa đã đốt cháy nó trước đó có thể dựa trên một số nghi thức sử dụng một thấu kính đặc biệt. Truyền thuyết về chim Phượng Hoàng đã được biết đến với một số nền văn minh cổ đại. Những câu chuyện thần thoại La Mã, Hy Lạp hay Ai Cập nói về một chú chim lửa huyền thoại đầy cao quý, chim Phượng Hoàng, biểu tượng của Mặt trời, sự bất tử, phục sinh và cuộc sống vĩnh cửu.

Sinh vật huyền thoại này cũng có mặt trong văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ với những ý nghĩa tương tự nhau.

Anderson cho rằng truyền thuyết về chim phượng hoàng đã được tạo lên nhờ sử dụng một thấu kính đặc biệt để tập trung ánh nắng mặt trời vào một cụm rơm khô hoặc bùi nhùi và một chú chim đã được đào tạo để có thể chơi với lửa theo một cách nào đó để không bị cháy hoặc bị tổn hại.

Thấu kính và bí mật về những chiếc gương huyền diệu

Ở Trung Quốc và Nhật Bản cổ đại, mọi người đã quen thuộc với một thứ được gọi là gương huyền diệu. Nguồn gốc chính xác của chúng cho đến nay vẫn chưa được tìm ra. Khoảng 1.200 năm trước, một cuốn sách chứa đựng những bí mật về loại gương bí ẩn này từng tồn tại nhưng thật không may đã thất lạc.

Những tấm gương huyền bí phổ biến ở Trung Quốc và Nhật Bản cổ đại (Ảnh: Internet)

Ở Trung Quốc cổ đại, loại gương này được gọi là t’ou kuand ching, nghĩa là “gương truyền ánh sáng”. Khi một nguồn sáng mạnh chiếu vào mặt trước của gương, các hình trang trí ở mặt sau chiếc gương sẽ phản xạ và hiện lên tường sau đó.

Thấu kính với vai trò vũ khí công nghệ cao thời cổ đại

Những huyền thoại Trung Quốc cổ đại mô tả về một tấm gương Ying-Yang được các chiến binh mang theo để tiêu diệt kẻ thù.

Trong tất cả các tấm gương mặt trời khổng lồ, sáng chế nổi tiếng nhất được tạo ra bởi nhà toán học người Hy Lạp và nhà khoa học Archimedes, sinh năm 287 trước Công nguyên.

Chiếc gương mặt trời gieo rắc sự kinh hoàng này đã được sử dụng trong trận chiến Syracuse vào năm 212-215 trước Công nguyên, để tiêu diệt hạm đội La Mã xâm lược.

Gương hội tụ khổng lồ của Archimedes (Ảnh: Internet)

Những người lính sử dụng nhiều gương phẳng giúp tập trung ánh sáng trên một con tàu. (Ảnh: Lee Krystek, 2011)

Archimedes được cho là đã tạo ra một tấm gương khổng lồ và đĩa hình parabol để tập trung các tia sáng của mặt trời lên tàu địch và làm cho chúng bốc cháy.

Sử dụng kính lúp để tập trung tia nắng lên một miếng gỗ nhỏ và làm chúng bốc cháy là điều khá dễ dàng. Tuy nhiên, với cả một boong tàu lớn làm bằng gỗ thì nhiều người tỏ ra nghi hoặc.

Cách đây vài năm, đoàn làm phim Mythbusters đã cố gắng tái tạo lại trận chiến xưa bằng việc sử dụng 500 tấm gương phẳng để tập trung ánh sáng mặt trời lên cánh buồm vải  (vải có điểm bùng cháy ở khoảng 260 độ C). Kết quả sau một giờ, nhiệt độ tại điểm hội tụ chỉ đạt mức 230 độ C.

Đoàn làm phim cuối cùng kết luận rằng về mặt lý thuyết có thể làm một con tàu bị cháy bằng gương, nhưng Archimedes dường như không sử dụng phương pháp này trong trận chiến.

Những người không đồng ý với kết luận này cho rằng gương có thể đã được sử dụng để tấn công thủy thủ đoàn chứ không phải tàu. Có một chùm ánh sáng tập trung vào bạn mà có thể làm tăng nhiệt độ da của bạn đến hơn 200 độ sẽ rất khó chịu và buộc các thủy thủ phải nhảy xuống biển.

Chúng ta có lẽ không bao giờ biết được tấm gương mặt trời khổng lồ của Archimedes đã được sử dụng trong trận đánh như thế nào, nhưng phải nghiêm túc thừa nhận rằng tổ tiên của chúng ta sở hữu kiến ​​thức tân tiến về thấu kính, các dạng nguồn sáng và vũ khí khác nhau mà nhiều thứ trong số đó chưa từng được khám phá. Nó cho thấy trên hành tinh này đã từng có những nền văn minh huy hoàng và tân tiến. Chính bởi vậy, nhận thức và trân trọng quá khứ là cầu nối tuyệt vời nhất cho chúng ta hướng đến một tương lai tốt đẹp và văn minh hơn.

Hoài Anh

Xem thêm: