Nghiên cứu mới cung cấp thêm bằng chứng cây trồng trong nhà có thể suy nghĩ, nói chuyện, và đọc được suy nghĩ của bạn.

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!

Nghiên cứu mới của một nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Tây Úc (UWA) đã chỉ ra rằng: cây có trí nhớ dài hạn. Điều này đã bổ sung thêm cho cơ sở của một nghiên cứu khác, đó là thực vật có những chức năng thần kinh cao cấp, bao gồm khả năng cảm nhận sự sợ hãi và hạnh phúc, khả năng giao tiếp, và thậm chí cả khả năng đọc được suy nghĩ của bạn.

Thái tử Charles của nước Anh có lần chia sẻ: ông đã từng nói chuyện với cây cối và chúng đã đáp lại lời ông. Trong bài nghiên cứu về ký ức của thực vật trên tờ Economist, Thái tử Charles đã đối mặt với một số lời chế giễu sau phát biểu của mình, tuy nhiên, có thể ông sẽ sớm được “minh oan”.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tư duy của thực vật.

1. Nghiên cứu mới: Cây có trí nhớ dài hạn

Tiến sĩ Monica Gagliano là người đứng đầu công trình nghiên cứu của UWA được công bố trên tạp chí Oecologia.

Bà cùng các cộng sự đã thả rơi chậu cây Trinh nữ (miền bắc gọi là cây Xấu hổ) xuống một miếng mút từ độ cao đủ để gây sốc cho cây, nhưng không làm hại chúng. Các nhà nghiên cứu lựa chọn cây Trinh nữ, bởi chúng sẽ khép lá lại khi bị đe dọa, do đó rất dễ quan sát phản ứng của cây khi bị kích thích.

Các nhà nghiên cứu muốn biết: Liệu thực vật có thể học được rằng cú sốc sẽ không làm chúng tổn thương hay không. Họ cũng muốn xem liệu thực vật có thể nhớ được sự kiện đã qua trong một khoảng thời gian dài không.

Cây Trinh nữ đã ngừng phản ứng sau một vài lần thả rơi, điều này cho thấy chúng biết rằng hành động đó không gây nguy hiểm. Các nhà nghiên cứu chắc chắn rằng, điều đó không đơn giản là do cây đã ‘mệt mỏi’ và không thể phản ứng nữa; Để kiểm chứng điều này, họ đã thực hiện nhiều kích thích khác nhau và những cái cây này ngay lập tức có phản ứng.

Thử nghiệm đã được thực hiện trên nhiều loại cây và trong các thời kỳ khác nhau.

Một số cây được để trong tình trạng yên tĩnh suốt 28 ngày sau những lần thả rơi trong cuộc thử nghiệm đầu tiên. Rất nhiều ngày sau đó, cây vẫn nhớ được bài học mà chúng đã trải qua và không có phản ứng gì với việc này nữa, mặc dù chúng vẫn phản ứng trước những kích thích khác.

Làm sao cây có thể tư duy khi không có bộ não?

Mặc dù thực vật không có não bộ và hệ thống thần kinh như các sinh vật có khả năng tinh thần cao hơn, nhưng các nhà nghiên cứu đã bắt đầu đưa ra giả thuyết về ‘những hệ thống thay thế’. Ví dụ, tờ Economist giải thích thực vật có hệ thống mạch dẫn tốt, qua đó chúng có thể vận chuyển thông tin dưới dạng các tín hiệu điện từ.

Xem thêm: Thực vật giao tiếp với nhau thông qua mạng “internet” ngầm

2. Thực vật có cảm xúc

Cleve Backster đã bắt đầu thí nghiệm của ông với cây Huyết dụ (Dracaena).
Cleve Backster đã bắt đầu thí nghiệm của ông với cây Huyết dụ (Dracaena).

Cựu chuyên gia Cleve Backster đã có một khám phá đáng kinh ngạc trong năm 1966, tạo nên xu hướng mọi người nói chuyện với cây trồng trong nhà.

Ông Backster từng là một chuyên gia về phát hiện nói dối của CIA. Ông cũng chính là người đã phát triển các kỹ thuật máy dò nói dối, hiện vẫn được quân đội và các cơ quan chính phủ Mỹ sử dụng. Ông đã thực hiện thí nghiệm trên một chậu cây Huyết Rồng (Draceana).

Ông lấy hai cây Huyết Rồng và nối một cây với máy dò nói dối. Ông cho một người giẫm lên cái cây còn lại. Khi đó, máy dò nói dối cho thấy cái cây chứng kiến sự việc này đã thể hiện nỗi sợ hãi.

Backster tiếp tục tiến xa hơn. Ông thực hiện thêm một thí nghiệm với cái cây đã bày tỏ nỗi sợ hãi. Rất nhiều người bước vào phòng nơi đặt cái cây, bao gồm cả người đã giẫm lên cái cây còn lại. Máy dò nói dối không có phản ứng nào đối với những người khác, nhưng khi người đã giẫm cái cây bước vào phòng, nó lại thể hiện nỗi sợ hãi. Dường như, cây đã nhận ra được người này.

Ông Backster cũng phát hiện rằng cây cối hạnh phúc khi được tưới nước, và thậm chí chúng còn có khả năng đọc được suy nghĩ của con người.

3. Cây có thể đọc được suy nghĩ

Một lần, khi ông Backster đang băn khoăn về thử nghiệm tiếp theo, ông đã nghĩ tới việc đốt những chiếc lá cây và xem phản ứng của chúng ra sao. Khi ông vừa nghĩ tới việc này, thì máy dò nói dối đã cho thấy cây có phản ứng sợ hãi.

Những phát hiện của ông Backster đã được nhiều người tiến hành lại, trong đó có nhà khoa học Nga Alexander Dubrov và Marcel Voge, người đang làm việc tại IBM khi thực hiện các cuộc nghiên cứu. 

Xem thêm video ngắn: Thực vật có giác quan, có thể đọc suy nghĩ con người?

 4. Cây có thể nói chuyện

Hình ảnh cây ngô bị phá hủy bởi hạn hán ( Shutterstock)
Hình ảnh cây ngô bị phá hủy bởi hạn hán ( Shutterstock)

Hoạt động giao tiếp của cây cối là lĩnh vực nghiên cứu đang phát triển. Gần đây, tiến sĩ Gagliano đã nghiên cứu về chủ đề này. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Oxford năm 2012, bà giải thích rằng, việc cây phát sóng âm thanh đã được các nhà khoa học biết đến từ lâu. Nhiều người cho rằng sóng âm thanh là sản phẩm phụ được tạo ra một cách tình cờ của phản ứng dehydro hóa (phản ứng mất nước), hơn là khả năng giao tiếp có chủ ý. Nhưng Gagliano không chắc chắn về điều này.

Bà đã xem xét các cách giao tiếp của thực vật. Quá trình tạo sóng âm thanh được nhiều người biết đến gọi là ‘sự tạo và vỡ bọt’ (cavitation). Điều này xảy ra khi thực vật bị mất nước và cột nước bị căng thẳng. Tuy nhiên, theo Gagliano thì “các tín hiệu âm thanh phát ra từ thực vật rất đa dạng, vì vậy, có vẻ khó tin rằng mỗi tín hiệu âm thanh này là do việc tạo và vỡ bọt khí … trên thực tế, bằng chứng gần đây đã chỉ ra rằng thực vật tạo nên âm thanh độc lập với việc khử và mất nước và quá trình giải phóng bọt khí”

Bà đã trích dẫn nghiên cứu cho thấy một số sóng âm thanh có thể được tạo nên bởi hệ thống lớn bong bóng ổn định của các ống dẫn xylem.

“Mặc dù các cơ chế tương ứng và cuối cùng được động vật sử dụng để cảm nhận môi trường xung quanh và để giao tiếp với nhau, đã từ lâu, là đề tài được giới khoa học quan tâm, nhưng nghiên cứu về việc tồn tại hoạt động giao tiếp của thực vật vẫn chưa được phát triển và công nhận như vậy” Gagliano viết. “Đặc biệt là trường hợp của thực vật âm sinh học; và thật ngạc nhiên, khi chúng ta cho rằng khả năng cảm nhận âm thanh và rung động là phương thức cảm nhận cổ xưa đằng sau các tổ chức hành vi của tất cả loài sinh vật và mối quan hệ giữa chúng với môi trường.”

Tara MacIsaac, Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Xem thêm: