Isaac Newton, nhà vật lý, toán học, và một trong những nhà khoa học có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên Trái Đất, cũng là một nhà giả kim bậc thầy; thậm chí một phần trong di sản khoa học của ông là được dựa trên nghề nghiệp bí ẩn này.

Gần đây, các bản thảo viết tay về thuật giả kim của Newton vừa tái xuất hiện khi một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Philadelphia, Chemical Heritage Foundation (Tổ chức Di sản hóa học), mua lại các tư liệu có niên đại từ thế kỷ 17 này của ông và đăng tải lên mạng.

Giới học giả từ lâu vẫn bước rón rén xung quanh mối liên hệ này [giữa Newton và thuật giả kim], vì thuật giả kim thường bị cho là một lĩnh vực giả khoa học với đầy rẫy các quy trình tưởng tượng, thiếu độ tin cậy.

National Geographic

Bản thảo mô tả sự theo đuổi việc chế tạo hòn đá phù thủy (Philosopher’s Stone) của Newton, một chất liệu bí ẩn có khả năng biến các nguyên tố thông thường, như chì, thành các nguyên tố quý hiếm, như vàng.

“Kết hợp một phần Rồng lửa (Fiery Dragon), một số con chim bồ câu của nữ thần Diana (Doves of Diana – nữ thần mặt trăng trong thần thoại La Mã), và ít nhất bảy con chim đại bàng thủy ngân (Eagles of mercury)”, theo một phần công thức miêu tả trên trang web của tổ chức phi lợi nhuận này.

“Newton đã viết hơn 1 triệu từ về thuật giả kim trong suốt cuộc đời, với hy vọng vận dụng các kiến thức cổ đại để hiểu rõ hơn về bản chất của vật chất – và thậm chí trở nên phát tài”, theo một bài viết trên kênh National Geographic. “Nhưng giới học giả từ lâu vẫn bước rón rén xung quanh mối liên hệ này  [giữa Newton và thuật giả kim], vì thuật giả kim thường bị cho là một lĩnh vực giả khoa học với đầy rẫy các quy trình tưởng tượng, thiếu độ tin cậy”.

Những nhà giả kim là những người đầu tiên biết được rằng các hợp chất [hóa học] có thể được phân chia thành nhiều thành phần cấu tạo nhỏ hơn và sau đó tái hợp lại.

— Giáo sư William Newman, nhà sử học, Đại học Indiana

Đó là lý do tại sao công trình giả kim thuật của Newton đã được phân bố rải rác trong nhiều bộ sưu tập cá nhân khác nhau. Đại học Cambridge, nơi ông theo học và giảng dạy sau này, đã từ chối lưu trữ các công thức giả kim thuật của ông vào năm 1888. Do đó, các bản thảo của ông đã được mang đi đấu giá vào năm 1936, thu về được 9.000 bảng Anh (tương đương 618.000 USD ngày nay).

Trên thực tế, đóng góp chủ chốt của ông cho ngành quang học, cụ thể là khám phá về sự tán sắc ánh sáng, vốn giúp giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu, có thể được truy ngược trở lại các kiến thức nền tảng của ông trong ngành giả kim,  theo Giáo sư William Newman, một nhà sử học tại trường Đại học Indiana (Mỹ).

“Những nhà giả kim là những người đầu tiên biết được rằng các hợp chất [hóa học] có thể được phân chia thành nhiều thành phần cấu tạo nhỏ hơn và sau đó tái hợp lại. Newton đã áp dụng kiến thức này cho ánh sáng trắng, khi phân tách nó thành nhiều màu sắc thành phần và sau đó tái hợp chúng lại”, Gs Newman chia sẻ với kênh National Geographic. “Đó là điều Newton đã học được từ thuật giả kim”.

Tác giả: Petr Svab, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: