Rất nhiều người biết rằng bộ bài Tây (tú lơ khơ) ngày nay có cùng nguồn gốc với quân bài Tarot, nhưng không nhiều người phát hiện thấy ông vua trong quân bài K cơ đã đang tự sát từ khoảng những năm 1680.

Có rất nhiều điều đã được biết đến về lịch sử của những quân bài Tây, nhưng đáng ngạc nhiên thay, nhiều điều vẫn còn là bí ẩn. Trải qua nhiều thế kỷ, vô số bộ bài đã được thiết kế trong các nền văn hóa khác nhau sử dụng các phong cách nghệ thuật khác nhau, nhưng trò chơi bài đã bị cấm ở rất nhiều nơi trên thế giới trong hầu hết các giai đoạn lịch sử, và những quân bài giấy mỏng manh thường xuyên bị hủy hoại, phá hủy, hay thất lạc. Rất khó để theo dõi quá trình phát triển của bộ bài Tây chuẩn tắc hiện đại trong bối cảnh chỉ còn sót lại không nhiều các bộ bài lịch sử hoàn chỉnh.

Ở Trung Quốc từ những năm 1000 sau Công nguyên, đã xuất hiện những mảnh giấy được phân chất, nhưng chúng được sử dụng như tiền poker trong trò chơi xúc xắc. Bằng chứng có thể xác định đầu tiên của trò chơi bài phân chất (ví như cơ, rô, tép, bích) có niên đại từ thế kỷ thứ 14 tại Châu Âu. Cả Tarot và bộ bài Tây hiện đại đều phát triển từ cùng một bộ bài, mà hiện nay được gọi là Bộ Ẩn Phụ Minor Arcana.

Cả Tarot và bộ bài Tây hiện đại đều phát triển từ cùng một bộ bài, mà hiện nay được gọi là Bộ Ẩn Phụ Minor Arcana.

Có hai bộ bài trong cỗ bài Tarot. Bộ ẩn phụ Minor Arcana được chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có 14 quân bài (tổng cộng 56 quân bài), tương tự như bộ bài tú lơ khơ chuẩn với 52 quân bài ngày nay. Người Ý đã thêm 22 quân bài đặc biệt để tạo ra một trò chơi gọi là Tarocco, và bộ bài này được gọi là Bộ ẩn chính Major Arcana. Đây là những quân bài biểu tượng với họa tiết cực kỳ bắt mắt, và cũng chính là lý do khiến bài Tarot trở nên nổi tiếng, ví như quân bài The Magician (Nhà ảo thuật), The Tower (tòa tháp), và The Empress (Hoàng Hậu).

Cái tên Tarot bắt nguồn từ Tarocco, và bộ bài Tarot mà những thầy đồng cốt bói toán sử dụng ngày nay về cơ bản không khác mấy so với bộ bài Tarocco. Tuy nhiên, cho tới năm 1780 mới bắt đầu xuất hiện các bằng chứng cho thấy việc sử dụng quân bài Tarocco cho mục đích bói toán.

Có rất nhiều cách để đọc số mệnh theo quân bài, và sự khác biệt phụ thuộc vào thiết kế quân bài, truyền thống đọc số mệnh và cá nhân người đọc. Thông thường, bộ ẩn chính Major Arcana sẽ nhấn mạnh chủ đề chính trong quá trình đọc, còn bộ ẩn phụ Minor Arcana sẽ cung cấp thêm nhiều chi tiết.

Mỗi quân bài có một ý nghĩa, và bằng cách kết nối ý nghĩa dựa vào thứ tự rút bài, sẽ thể hiện được quá khứ, hiện tại, hay tương lai. Lấy ví dụ, một số người bói toán đã diễn giải quân bài Bánh xe May mắn (The Wheel of Fortune) trong bộ ẩn chính Major Arcana có nghĩa là “sự thay đổi” và quân bài số 7 chiếc Đũa thần trong bộ ẩn phụ Minor Arcana có nghĩa là “sự giao tiếp.” Cả hai từ này khi đi đôi với nhau có thể hàm nghĩa “sự thay đổi do chuyện phiếm” hay “một sự thay đổi trong câu chuyện phiếm.”

Cuộc tìm kiếm vị vua tự sát trong quân bài K cơ do đó phải bắt nguồn từ lịch sử của quân King of Cups trong bộ bài Tarot

56 quân bài trong bộ ẩn phụ Minor Arcana đã phát triển thành bộ bài Tây hiện đại với 52 quân sau khi rút gọn 4 quân bài “Page” nằm giữa quân bài số 10 và Hiệp sĩ (hiện nay gọi là quân J). Chất Wands (đũa phép-Tarot) trở thành chất nhép, chất đồng xu hay sao năm cánh trở thành chất rô, chất gươm trở thành chất bích, và chất cốc trở thành chất cơ.

Cuộc tìm kiếm vị vua tự sát trong quân bài K cơ do đó phải bắt nguồn từ lịch sử của quân King of Cups trong bộ bài Tarot. Hầu hết người chơi bài Tarot đều cho rằng quân King of Cups biểu tượng cho một nhà trí thức hòa ái có khả năng kiểm soát các cảm xúc của mình. Rõ ràng điều này không có liên hệ gì đến biểu tượng tự sát. Đôi lúc trong lịch sử, một sự thay đổi diễn ra khi quân King of Cups biến đổi với một ý nghĩa tâm linh hoàn toàn đảo ngược.

Câu hỏi đầu tiên của chúng ta là xem liệu sự tự sát của vị vua K cơ có bắt nguồn từ một số sự kiện lịch sử hay không. Rất nhiều các bộ bài hàm chứa thông tin về tầng lớp hoàng gia của thời đại đó, với các nước và họa sĩ khác nhau sẽ phác họa các vị vua mà cá nhân họ quen thuộc. Rất nhiều các vị vua trong lịch sử đều có vinh dự được phác họa trên các quân bài. Qua thời gian, một cách miêu tả nào đó đã trường tồn để trở thành phiên bản tiêu chuẩn hiện nay, nhưng các báo cáo về danh tính của vị vua thì lại có sự khác biệt.

Rất nhiều các bộ bài hàm chứa thông tin về tầng lớp hoàng gia của thời đại đó, với các nước và họa sĩ khác nhau sẽ phác họa các vị vua mà cá nhân họ quen thuộc.

Người ta tin rằng Charles đại đế (cũng được gọi là Charlesmagne) chính là vị vua K cơ, nhưng bởi vì ông thọ đến 71 tuổi (là rất thọ vào năm 814 sau Công nguyên), nên yếu tố tự sát ở đây là không tồn tại. Các báo cáo khác cho rằng vua K cơ chính là Alexander đại đế, và ông mất ở tuổi 32 vào năm 323 trước Công nguyên. Ông bị vỡ tim do cái chết của người tình Hephaestion trong khoảng thời gian đó, nhưng có bằng chứng chỉ ra Alexander đã bị trúng độc và vì vậy có nghĩa là ông không tự làm thương bản thân mình.

Cùng trong danh sách ứng cử viên cho vị trí vua K cơ là vua Charles VII của Pháp. Ông đã phát điên vì bị mắc một loại bệnh ung thư ở miệng và qua đời vào năm 1461 do không thể ăn hay uống.

Các câu chuyện đã được lưu truyền lại về cách ông cắt mở cổ họng của mình một cách ghê rợn để có thể ăn và quân bài “Vua tự sát” là nhằm mục đích miêu tả sự kiện này—nhưng đây là một truyền thuyết hiện đại không có căn cứ trong lịch sử.

Dường như không có vụ tự sát nào của một vị vua có thật trong lịch sử mà có thể tạo nên sự biến đổi trong bức ảnh đó.

Một vị vua đồng xu đang vung rìu trong những lá bài in từ bản cắt gỗ của Phelippe Ayet, năm 1574 (Trái), và sản xuất bởi Jwan Pouns S.S. (Phải).

Giả thuyết có khả năng nhất về thay đổi này là do sai sót của con người.

Một phỏng đoán được đưa ra là, ít lâu trước năm 1680, một họa sĩ được thuê để thiết kế mẫu quân bài mới dựa theo các quân bài của French Rouen năm 1516, nhưng mẫu bài đã được thu hẹp chỉ để lộ phần đầu và phần thân thay vì toàn bộ thân thể. Một số điểm tương đồng giữa các bộ bài hiện đại và bộ bài Rouen có thể góp phần củng cố giả thuyết này, bao gồm quần áo và khuôn mặt khá tương đồng và thực tế là vị vua trong quân bài K rô hiện đại có mang theo một cái rìu.

Trong bộ bài Rouen, cả hai vị vua đỏ (cơ, rô) đều mang rìu, nhưng vua K cơ cầm rìu trong tư thế vung lên cao để sẵn sàng chiến đấu. Do không gian có giới hạn, nghệ sĩ đã đặt cái rìu ra đằng sau đầu vua, chỉ vẽ tay cầm. Các nghệ sĩ sau này không phát hiện thấy tay cầm rìu đã thiếu cái đốc kiếm của một thanh kiếm thông thường, nên đã nhầm lẫn vẽ một thanh kiếm kể từ đó.

Do hình vẽ có dạng 2 chiều, thanh kiếm dường như đang cắm vào đầu nhà vua và đã được mô phỏng lại theo cách đó trong các bộ bài phổ biến nhất trên toàn thế giới hiện nay.

Tái bản với sự cho phép từ Hiệp hội Paranormal (Hiện tượng siêu nhiên). Đọc bản gốc ở đây. Tiến sĩ Paul là một người viết bài cho Hiệp hội Paranormal. Ông là tác giả của 5 cuốn sách về hiện tượng siêu nhiên. Bạn có thể tìm đọc các cuốn sách này tại trang web của tiến sĩ Paul.

Biên dịch: Phastacook