Mục lục bài viết
Nhờ Louis Pasteur và Gregor Mendel, khoa học chính xác lần đầu tiên mới được đưa vào Sinh học. Nhưng nhiều người không thấy hoặc không để ý đến sự thật đó. Vậy năm nay, nhân dịp kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Pasteur và Mendel, chúng ta nên tìm hiểu kỹ vai trò của hai nhà khoa học xuất chúng này trong công cuộc KHAI PHÁ và ĐẶT NỀN MÓNG VỮNG CHẮC cho nền sinh học chân chính – nền sinh học dựa trên những định luật khoa học không thể chối cãi.
Tại sao việc này có ý nghĩa quan trọng? Vì thực tế hiện nay có một tình trạng lẫn lộn thật/giả trong khoa học về sự sống. Để xóa bỏ tình trạng này, hơn bao giờ hết, cần làm rõ vai trò của Pasteur và Mendel đối với khoa học về sự sống, chỉ ra cho mọi người thấy sinh học của Pasteur và Mendel khác biệt và đối lập với Thuyết Tiến hóa như thế nào.
NHỮNG ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA SINH HỌC
1 – Định luật Pasteur (Pasteur’s Law)
Đó là định luật về tính bất đối xứng của sự sống, do Louis Pasteur khám phá ra năm 1848. Định luật này khẳng định rằng vật chất vô sinh luôn luôn có hai dạng phân tử chiral đối xứng gương với nhau, trong khi vật chất sống chỉ có một loại phân tử chiral mà không có phân tử đối xứng gương với nó.
Nói rõ hơn: Trong khi phân tử của vật chất vô sinh luôn luôn có hai dạng phân tử chiral đối xứng gương với tỷ lệ cân bằng phải/trái 50/50 thì sự sống chỉ chứa đựng một loại phân tử – tất cả các phân tử của sự sống đều chỉ thuận một tay, hoặc luôn luôn “thuận trái” (left-handed / levorotatory) hoặc luôn luôn “thuận phải” (right-handed / dextrorotatory).
Nghĩa là về bản chất, sự sống “ưa” bất đối xứng, hoặc sự sống đã được định hướng (hoặc trái, hoặc phải).
Tính định hướng của sự sống cho thấy sự sống đã được lập trình theo một thiết kế có chủ ý rõ ràng, thay vì hình thành một cách ngẫu nhiên tự phát.
Với ý nghĩa đó, Định luật Pasteur tự động bác bỏ Thuyết Tự sinh của Thuyết tiến hóa (vì thuyết này cho rằng sự sống đã ra đời một cách ngẫu nhiên tự phát từ vật chất vô sinh). Đó là lý do để nhiều nhà tiến hóa rất sợ Định luật Pasteur, không muốn thừa nhận nó là một định luật, thậm chí không muốn mọi người biết đến định luật này. Nhưng sự thật giống như mặt trời, mặt trăng, không thể che đậy được. Với internet, bạn dễ dàng tìm thấy thông tin xác thực về định luật bất đối xứng của sự sống. Chẳng hạn:
● Từ điển “Whonamedit?” – một Từ điển danh nhân được đặt tên trong y khoa (A dictionary of medical eponyms) đã gọi đích danh định luật đó là “Pasteur’s Law”[1] (Định luật Pasteur).
● Trang tiểu sử của Louis Pasteur do Viện Pasteur ở Paris nói rõ: “Ông đưa ra một định luật cơ bản: “Chỉ những sản phẩm được sinh ra dưới tác động của sự sống mới bất đối xứng, vì bản thân những lực vũ trụ tạo ra chúng là bất đối xứng” (Seuls les produits nés sous l’influence de la vie sont dissymétriques, cela parce qu’à leur élaboration président des forces cosmiques qui sont elles-mêmes dissymétriques)[2]
2 – Định luật Tạo Sinh (The Law of Biogenesis)
Nội dung của định luật này rất đơn giản, tưởng như là điều hiển nhiên ai cũng thấy. Nhưng phải đợi mãi tới năm 1861 nó mới được Louis Pasteur khám phá ra khi ông tuyên bố một cách khẳng định: “sự sống chỉ ra đời từ sự sống”.
Định luật này trở thành nền tảng của khoa học tế bào, được phát biểu dưới dạng “tế bào chỉ sinh ra từ tế bào”.
Điều hiển nhiên dễ thấy là Định luật Tạo Sinh hoàn toàn đối lập với Thuyết Tự sinh (Abiogenesis) – một giả thuyết của Thuyết tiến hóa nói rằng sự sống đầu tiên đã ra đời một cách ngẫu nhiên từ vật chất vô sinh.
Vì Định luật Tạo Sinh là một chân lý bất khả kháng nên lập tức nó cho thấy Thuyết Tự Sinh là SAI. Đó chính là lý do đầu tiên trong 9 lý do để tạp chí New Scientist ra ngày 24/01/2009 tuyên bố “Darwin was wrong” (Darwin đã SAI)[3].
Đó cũng là lý do để nhiều trang mạng ủng hộ Thuyết Tiến hóa không dám gọi Định luật Tạo sinh là một định luật, mà chỉ gọi là “Thuyết Tạo Sinh” (Biogenesis). Điển hình là trang Wikipedia. Nhưng sự thật giống như tình yêu vậy, ai cũng muốn có. Vì thế càng ngày càng có nhiều sách báo nói rõ đây là định luật. Điển hình như:
Trang Biology Online nêu định nghĩa rõ ràng của “Law of biogenesis”[4]
Các nhà tiến hóa không còn lựa chọn nào khác là phải tiến hành thí nghiệm chế tạo ra sự sống từ vật chất vô sinh. Điển hình là Thí nghiệm Urey-Miller năm 1953, từng được quảng cáo rùm beng là một thắng lợi của Thuyết Tự Sinh, nhưng đó là nói dối. Thực tế là acid amin mà họ chế tạo ra trong thí nghiệm này đều là acid amin đối xứng. Đó không phải là acid amin của sự sống, vì tất cả các acid amin của sự sống đều bất đối xứng.
3 – Các Định luật Di truyền (The Laws of Heredity)
Các định luật di truyền do Gregor Mendel khám phá ra năm 1865, bao gồm 3 định luật[5]:
- Định luật về cặp yếu tố (Law of Paired Factors (Genes))
- Định luật về tính trội (Law of Dominance)
- Định luật về tính độc lập (Law of Segregation)
Nếu cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử nhận thức là việc khám phá ra DNA năm 1953 thì khám phá này là hệ quả tất yếu của các Định luật Mendel về Di truyền. Francis Crick và James Watson đoạt Giải Nobel về sinh lý học và y khoa năm 1962 vì có công khám phá ra cấu trúc DNA, nhưng người được tôn vinh là cha đẻ của khoa học di truyền là Gregor Mendel chứ không phải ai khác.
Bạn sẽ thấy rõ thiên tài của Mendel nếu bạn biết rõ Darwin đã sai lầm như thế nào trong nhận thức về di truyền. Sai lầm của Darwin đã được trình bày rõ trong bài báo:
“Mendel disproved Darwinism / Mendel bác bỏ học thuyết Darwin”[6]
Mendel dường như chẳng làm gì khác ngoài việc khám phá ra 3 định luật di truyền, nhưng chỉ một công trình này đủ để làm cho ông trở thành một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại. Vì nhờ nó mà nhân loại hiểu được bản chất sự sống một cách đúng đắn, khác hẳn và hơn hẳn những hiểu biết trước khi có các định luật Mendel. Vấn đề này sẽ được thảo luận kỹ trong mục tiếp theo.
Ngoài các định luật sinh học do Pasteur và Mendel khám phá, còn có định luật nào khác không? Câu trả lời là KHÔNG!
Phải chăng cơ chế “chọn lọc tự nhiên” (natural selection) là một định luật? Câu trả lời là KHÔNG!
Thuyết tiến hóa không đóng góp cho khoa học bất kỳ một định luật nào cả. Toàn bộ Thuyết tiến hóa chỉ là một tập hợp các niềm tin, được trình bày dưới dạng những giả thuyết, cho đến nay không có giả thuyết nào có bằng chứng thuyết phục. Nghiêm trọng nhất là tình trạng tuyệt đối vô bằng chứng về hóa thạch sinh vật chuyển tiếp. Trong cuốn “Về nguồn gốc các loài”, chính Darwin đã nhấn mạnh rằng nếu không có bằng chứng hóa thạch chuyển tiếp thì lý thuyết của ông sẽ sụp đổ. Hơn 160 năm đã trôi qua, đến nay vẫn tuyệt đối vô bằng chứng hóa thạch chuyển tiếp. Điều đó có nghĩa là trên thực tế, uy tín của Thuyết tiến hóa Darwin đã sụp đổ, đúng như Darwin nói.
Bằng chứng hóa thạch không có, thí nghiệm trong phòng thí nghiệm thì thất bại, vậy Thuyết Tiến hóa dựa trên sự thật nào để thuyết phục mọi người?
Hãy nghe Louis Pasteur khuyên bảo: “Đừng trưng ra bất kỳ cái gì mà bạn không thể chứng minh bằng thí nghiệm” (Do not put forward anyt hing that you cannot prove by experimentation)[7].
Không rõ ông nói câu này trong bối cảnh nào, nhưng nội dung câu nói đó rõ ràng là dành cho Thuyết tiến hóa – một học thuyết nói rất nhiều nhưng tất cả đều là số 0 về bằng chứng thí nghiệm. Thậm chí nhiều giả thuyết đã bị chứng minh là sai. Đó là lý do để sau 163 năm, kể từ ngày Darwin công bố cuốn “Về nguồn gốc các loài” (On the Origin of Species) năm 1859, Thuyết tiến hóa vẫn là đề tài bị nghi vấn, gây tranh cãi, và thực tế, theo thăm dò của Viện Gallup năm 2014, chỉ có 19% người tin vào Thuyết tiến hóa[8].
Tóm lại, các định luật sinh học do Pasteur và Mendel khám phá là những định luật đầu tiên và là toàn bộ các định luật của sinh học. Ngoài những định luật ấy không có định luật nào khác. Đặc biệt không hề có một định luật nào của Darwin, hoặc của các nhà tiến hóa cả. Đó là sự thật không thể chối cãi.
Vì thế, Pasteur và Mendel thực sự là 2 CHA ĐẺ CỦA SINH HỌC HIỆN ĐẠI, vì đã có công biến sinh học thành một khoa học thực sự – một khoa học dựa trên những định luật khoa học chính xác không thể chối cãi! Nhờ những định luật đó, người ta có thể đưa ra những dự đoán có thể kiểm chứng được. Điều này hoàn toàn khác với những phỏng đoán không thể kiểm chứng của Thuyết tiến hóa.
Ý NGHĨA VÀ HỆ QUẢ CỦA CÁC ĐỊNH LUẬT SINH HỌC
Muốn hiểu bản chất sự sống, phải nắm vững các định luật sinh học. Thuộc lòng các định luật chưa đủ, mà phải thấu hiểu ý nghĩa và hệ quả của chúng, đặc biệt là những hệ quả mang tính triết học nói lên bản chất sự sống. Sau đây là một số hệ quả quan trọng nhất.
Tất cả các định luật do Pasteur và Mendel khám phá đều cho thấy sự sống đã được thiết kế, hoặc đã được lập trình. Nói cách khác, sự sống không thể hình thành một cách ngẫu nhiên tự phát như Thuyết Tự sinh đã nói.
Thật vậy:
Định luật Pasteur chứng minh sự sống đã được thiết kế
Năm 1859, khi xuất bản cuốn “Về nguồn gốc các loài”, Darwin vẫn còn cho rằng sự sống đầu tiên do Chúa sáng tạo, rồi nó tiến hóa dần dần thành sự sống đa dạng như ngày nay. Nhưng đến năm 1871, ông thay đổi quan điểm, cho rằng sự sống đầu tiên đã ra đời từ sự kết hợp ngẫu nhiên của các phân tử vô sinh trong một môi trường thuận lợi mà ông gọi là “cái ao ấm áp” (a warm pond).
“Cái ao ấm áp” chỉ là một ý tưởng rất đại khái, sơ lược, được Darwin trình bày trong một bức thư gửi cho một người bạn là Robert Hooke. Nhưng chuyện tưởng tượng đó lập tức được các Darwinists tôn lên thành một học thuyết.
Nhưng vì học thuyết của Darwin quá nghèo nàn sơ sài nên đến những năm 1920, Oparin ở Nga và Haldane ở Anh đã thêm mắm thêm muối, chế biến “cái ao ấm áp” thành “nồi súp nguyên thủy / nồi súp tiền sinh thái”, với nhiều tình tiết li kỳ hơn, làm cho những bộ não ngây thơ dễ cả tin hơn. Nhưng dù tên gọi đã nhiều lần thay đổi, nội dung cơ bản của nó không thay đổi: sự sống đầu tiên đã ra đời một cách ngẫu nhiên và tự phát từ vật chất vô sinh. Đó là Thuyết Tự Sinh (Abiogenesis), theo nghĩa là sự sống tự phát sinh từ vật chất vô sinh mà không cần ai tác động điều khiển nó cả.
Một học sinh lớp 12 ngày nay đủ kiến thức để bác bỏ Thuyết Tự sinh, vì kiến thức về DNA đủ để các em biết rằng sự sống đòi hỏi ắt phải có mã DNA – chương trình kiến tạo sự sống được “cài đặt” trong phân tử DNA. Không có mã DNA, vật chất vô sinh dù có tương tác với nhau trong suốt chiều dài của lịch sử vũ trụ cũng không bao giờ tạo ra sự sống! Sự ngẫu nhiên không bao giờ tạo ra trật tự. Ngẫu nhiên chỉ tạo ra hỗn độn. Sự sống là một hệ thống có trật tự rất cao, tính trật tự ấy tự động bác bỏ câu chuyện tưởng tượng cho rằng sự sống đã ra đời ngẫu nhiên.
Nhưng với Thuyết Tự Sinh, Thuyết tiến hóa đã đánh cược uy tín của mình vào yếu tố NGẪU NHIÊN và THỜI GIAN. Nói cách khác, Thuyết tiến hóa đã đánh cược giá trị học thuyết của mình vào VẬN MAY, cái mà George Wald đã “tổng kết” trong một phát ngôn bất hủ: “Thời gian tự nó sẽ trình bày các phép lạ” (Time itself performs miracles)[9], ý nói rằng nếu có đủ thời gian (cỡ vài tỷ năm) thì sự sống đầu tiên sẽ có ít nhất một cơ hội may mắn để hình thành một cách ngẫu nhiên từ sự kết hợp tình cờ của vật chất vô sinh.
Hóa ra yếu tố ngẫu nhiên (vận may) đóng vai trò nền tảng cốt lõi của Thuyết tiến hóa. Nhưng than ôi, Định luật Pasteur về tính bất đối xứng của sự sống đã đập tan giấc mộng về vận may ngẫu nhiên ấy.
Thật vậy:
Vì các phân tử cần cho sự sống, thí dụ như acid amin, nếu để cho chúng hình thành ngẫu nhiên, thì chúng sẽ luôn luôn hình thành theo tỷ lệ đối xứng phải trái với tỷ lệ cân bằng 50/50. Đây chính là thực tế đã xảy ra trong Thí nghiệm Urey-Miller năm 1953. Cụ thể, acid amin hình thành trong thí nghiệm này là acid amin đối xứng: tỷ lệ phải/trái là 50/50! Đó không phải là acid amin của sự sống! Tất cả các acid amin của sự sống đều thuận tay trái (left-handed)! Từ đó đến nay, rất nhiều thí nghiệm tương tự đã được thực hiện, nhưng kết quả vẫn không thay đổi: phân tử hình thành ngẫu nhiên luôn luôn đối xứng – vi phạm Định luật Pasteur về tính bất đối xứng của sự sống!
Ngày nay, công nghiệp dược phẩm đang lao vào chế tạo các dược phẩm chiral bất đối xứng, dựa trên những hiểu biết về phân tử chiral bất đối xứng mà Louis Pasteur đã khám phá ra từ năm 1848. Điều này đã được trình bày rõ trong 2 bài báo sau đây:
- 08/10/2021 On The Nobel Prize in Chemistry 2021 / Về Giải Nobel Hóa học 2021[10]
- 16/10/2021 From Thalidomide Tragedy to Chiral Pharmaceuticals / Từ Thảm kịch Thalidomide đến Dược phẩm Chiral[11]
Nếu bạn đã đọc 2 bài báo đó, hẳn là bạn đã biết rằng sự sống “ưa” dược phẩm bất đối xứng như thế nào, vì dược phẩm đối xứng có nguy cơ gây bệnh như thế nào. Nhưng muốn có dược phẩm bất đối xứng, tức là dược phẩm chỉ chứa một loại phân tử chiral (hoặc thuận trái, hoặc thuận phải tùy theo từng nhu cầu cụ thể) thì phải có các chất xúc tác, tức là phải có tác động điều khiển của con người theo thiết kế định sẵn. Nói cách khác, muốn tạo ra các phân tử bất đối xứng, phải có tác động ĐIỀU KHIỂN để sao cho các phản ứng xảy ra theo những THIẾT KẾ ĐỊNH TRƯỚC.
Có nghĩa là các phản ứng NGẪU NHIÊN sẽ không thể mang lại sự sống! Sự sống đòi hỏi được lập trình theo một thiết kế có chủ đích!
Sự thật này chính là kết luận hùng hồn bác bỏ Thuyết Tự sinh. Hóa ra Giải Nobel Hóa học 2021 góp thêm bằng chứng bác bỏ Thuyết Tự Sinh! Đây là hệ quả mà các nhà trao Giải Nobel Hóa học không mong muốn, vì họ vốn ủng hộ Thuyết Tiến hóa.
Ngày nay chúng ta biết bản thiết kế của sự sống chính là mã DNA.
Định luật Pasteur về tính bất đối xứng của sự sống, mặc dù hoàn toàn độc lập với các khám phá của Mendel, và chẳng hề biết gì về DNA, nhưng tự nó đã nói lên rằng phải có một thiết kế nào đó, một chương trình nào đó để buộc các phân tử của sự sống phải bất đối xứng.
Với những gì tôi biết, tôi cho rằng có một mã lệnh nào đó nằm trong DNA ra lệnh cho các phản ứng hóa học chỉ tạo nên các phân tử bất đối xứng. Ai khám phá ra mã lệnh đó chắc chắn sẽ đoạt Giải Nobel!
Tóm lại, Định luật Pasteur góp phần khẳng định sự sống phải được thiết kế lập trình từ trước, và điều này trực tiếp bác bỏ Thuyết tự sinh!
Định luật Tạo Sinh và các Định luật Di truyền ủng hộ lẫn nhau và cùng khẳng định tính thiết kế của sự sống
Dưới ánh sáng của sinh học hiện đại, có thể thấy Định luật Tạo sinh và Định luật Di truyền là hai định luật ủng hộ lẫn nhau để nói lên bản chất cốt lõi của sự sống, rằng sự sống chỉ hình thành khi có chương trình thiết kế sự sống, và chương trình này đến từ cha mẹ. Chỉ có chương trình đầu tiên thì không ai biết đến từ đâu.
Câu hỏi “mã DNA từ đâu mà ra?” là câu hỏi thách thức khoa học thuần túy vật chất.
Đứng trước câu hỏi này, các nhà tiến hóa bế tắc, không trả lời.
Còn các nhà khoa học theo Thuyết Sáng tạo và Thuyết Thiết kế Thông minh đều tin rằng câu hỏi đó đặt ra giới hạn của khoa học vật chất. Giới hạn ấy buộc chúng ta phải tin rằng tồn tại một TRÍ TUỆ SIÊU VIỆT đã sáng tạo ra mã DNA.
Trở lại với câu chuyện đang nói, ta thấy Định luật Tạo Sinh khẳng định sự sống chỉ ra đời từ cha mẹ của nó. Một cách logic suy ra rằng con cái ắt phải được cha mẹ truyền cho mình một “yếu tố bí mật” nào đó thì mới có thể hình thành và phát triển thành một sự sống hoàn chỉnh. “Yếu tố bí mật” đó chính là gene di truyền. Hóa ra Định luật Tạo sinh đã ngầm dự báo ắt phải có yếu tố di truyền thì mới có sự sống, mặc dù Pasteur không hề nói gì về yếu tố di truyền. Trong trường hợp này ta có thể nói Định luật Tạo sinh thông minh hơn chính người đã khám phá ra nó.
Xét theo chiều ngược lại, ta thấy sinh học hiện đại đã khẳng định mã DNA là chương trình kiến tạo sự sống. Không có mã DNA thì không thể có sự sống. Mã DNA là điều kiện thiết yếu ắt phải có của sự sống. Nhưng mã DNA từ đâu mà ra, nếu không từ cha mẹ truyền cho con cái? Hóa ra Định luật Di truyền cũng khẳng định sự sống phải có cha mẹ, có nghĩa là ủng hộ Định luật Tạo Sinh.
Tóm lại, Định luật Tạo Sinh và Định luật Di truyền ủng hộ lẫn nhau, cả hai cùng dẫn tới một hệ quả logic tất yếu rằng sự sống đã được thiết kế – sự sống chỉ hình thành khi nó được hướng dẫn bởi bản thiết kế sự sống, hoặc chương trình kiến tạo sự sống, và sự sống chỉ có thể nhận được bản thiết kế này từ cha mẹ. Ngày nay chúng ta biết rõ đó là mã DNA.
Việc khám phá DNA và thông tin sinh học được coi là một trong những sự kiện khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại. Nhưng việc khám phá ấy là hệ quả tất yêu của các Định luật Mendel về Di truyền, vì thế Mendel được tôn là Cha đẻ của Di truyền học.
Định luật Tạo Sinh bác bỏ Thuyết Tự Sinh
Bản thân tên gọi của Định luật Tạo Sinh (Biogenesis) và tên gọi của Thuyết Tự Sinh (Abiogenesis) đã cho thấy hai lý thuyết này đối lập và mâu thuẫn với nhau.
Thật vậy, Định luật Tạo sinh khẳng định sự sống chỉ ra đời từ sự sống, điều này tự động bác bỏ quan điểm của Thuyết Tự sinh cho rằng sự sống đầu tiên đã ra đời một cách ngẫu nhiên từ vật chất vô sinh.
Có người cho rằng Định luật Tạo Sinh chỉ kiểm chứng được những sự kiện xảy ra trong thời hạn ngắn, không thể kiểm chứng sự kiện diễn ra trong thời hạn dài hàng tỷ năm. Đây là một ngụy biện ngớ ngẩn và tự nó bác bỏ nó. Tại sao? Vì chính nó đã nói không thể kiểm chứng một sự kiện diễn ra trong thời hạn dài hàng tỷ năm. Nếu vậy thì tại sao Thuyết Tự Sinh dám tuyên bố sự sống có thể ra đời ngẫu nhiên từ vật chất vô sinh, nếu có đủ thời gian cỡ hàng tỷ năm để cho may mắn có cơ hội xảy ra?
Quả thật không ai có thể trực tiếp kiểm chứng sự kiện đã xảy ra từ hàng tỷ năm trước. Chỉ có 2 cách để kiểm chứng gián tiếp:
- Một, tiến hành thí nghiệm trong phòng thí nghiệm để chứng minh sự sống có thể hình thành từ vật chất vô sinh.
- Hai, dự đoán nhờ toán học xác suất.
Tiếc thay, cả hai cách kiểm chứng này đều dẫn tới kết luận bác bỏ Thuyết tự Sinh.
Thí nghiệm nổi tiếng nhất hòng chứng minh sự sống có thể ra đời từ vật chất vô sinh là Thí nghiệm Urey-Miller năm 1953. Thí nghiệm này đã thất bại hoàn toàn, mặc dù cho đến này nó vẫn được nêu lên trong một số sách báo để tuyên truyền cho Thuyết tự sinh. Đó là nói dối. Sự thật là có quá nhiều lý do cho thấy thí nghiệm này thất bại. Một trong những thất bại chủ yếu là acid amin hình thành trong thí nghiệm này là acid amin đối xứng (có 2 phân tử đối xứng gương với nhau với tỷ lệ cân bằng 50/50). Đó không phải là acid amin của sự sống, vì tất cả các acid amin của sự sống đều thuận tay trái.
Toán học xác suất cho thấy xác suất hình thành sự sống một cách ngẫu nhiên từ vật chất vô sinh tương đương với xác suất để một con khỉ gõ piano ngẫu nhiên thành bản nhạc “Choral Fantasy” của Beethoven.
Có bạn trẻ bênh vực Thuyết Tự sinh, biện bác rằng bất kể một sự kiện nào có xác suất lớn hơn 0, về lý thuyết, vẫn có thể xảy ra, bất chấp xác suất ấy nhỏ bao nhiêu.
Tôi hỏi bạn ấy:
- Bạn có tin chuyện con khỉ gõ piano ngẫu nhiên thành bản nhạc bất hủ của Beethoven không.
- Không! Đó là chuyện tưởng tượng, làm gì có thật
- Vậy chuyện sự sống ra đời ngẫu nhiên từ vật chất vô sinh cũng là tưởng tượng, làm gì có thật.
- Nhưng …
- Nhưng xác suất của sự kiện ấy lớn hơn 0 phải không?
- Đúng
- Vậy thưa bạn, xác suất để con khỉ gõ computer thành bản “Choral Fantasy” cũng là một số lớn hơn 0 đấy! Vậy hãy suy ngẫm về ý nghĩa của xác suất nhé.
Thực ra không phải chỉ có những bạn trẻ suy nghĩ ngây thơ như thế, mà có cả người lớn khoa bảng đầy mình cũng suy nghĩ như thế. Đây:
– Jacques Monod, nhà sinh học đoạt Giải Nobel về sinh lý học và y khoa năm 1965, từng tuyên bố: “Theo định nghĩa, một quá trình hoàn toàn mù quáng có thể dẫn tới bất kỳ cái gì; thậm chí nó có thể dẫn tới chính bản thân sự nhìn” (A totally blind process can by definition lead to anything; it can even lead to vision itself)[12].
– George Wald, nhà sinh học đoạt Giải Nobel về sinh lý học và y khoa năm 1967, cũng tuyên bố: “Với thật nhiều thời gian, điều “không thể” sẽ trở thành cái khả thi, cái có thể xảy ra và cái có thể xảy ra gần như chắc chắn. Người ta chỉ phải chờ đợi: thời gian tự nó sẽ thực hiện những phép lạ” (Given so much time, the “impossible” becomes possible, the possible probable, and the probable virtually certain. One only has to wait: time itself performs the miracles)[13].
Đó là những ý kiến hàng đầu của thuyết tiến hóa đấy. Bạn thấy sao? Có khoa học gì ở đó không? Những ý kiến đó cho thấy sự sống có thể hình thành mà không cần phải có một chương trình hướng dẫn nào cả, không cần phải có mã DNA, chỉ cần ít nhất một cơ hội may mắn ngẫu nhiên là đủ, rồi sự sống ấy sẽ tiến hóa thành sự sống đa dạng như ngày nay.
Những ai đã hiểu sinh học hiện đại, hiểu về vai trò và chức năng của DNA, hiểu khái niệm thông tin nói chung và đặc biệt, hiểu khái niệm thông tin của sự sống, sẽ thấy đó là những ý kiến nực cười!
Vâng, thực ra đó không phải là một ý kiến khoa học, mà là một NIỀM TIN của Thuyết tiến hóa, một niềm tin 100%, vì nó không làm thế nào mà chứng minh được. Đó là lý do để Thuyết Tiến hóa không chinh phục được quảng đại công chúng, mà chỉ chinh phục được các nhà khoa học đang hành nghề với Thuyết Tiến hóa mà thôi, những người sẽ gặp khó khăn nếu Thuyết Tiến hóa sụp đổ.
Những nhà khoa học kiệt xuất như Pasteur, Mendel, Kelvin, … Gödel không bao giờ tin vào Thuyết Tiến hóa. Nếu Pasteur, Mendel chỉ nói gợi ý cho ta thấy sai lầm của Thuyết Tiến hóa thì Kelvin, Gödel lại nói thẳng thừng, rõ ràng về học thuyết không đáng tin này. Để thấy rõ Kelvin và Gödel nghĩ gì về Thuyết tiến hóa, xin đọc:
- Kelvin refuted Darwinism / Kelvin bác bỏ học thuyết Darwin[14]
- Kelvin vs Darwin / Kelvin chống Darwin[15]
- Gödel Refuted Darwinism / Gödel bác bỏ Thuyết Darwin[16]
- Khoa học không thể trả lời những câu hỏi về bản thể luận[17].
Tóm lại, Định luật Tạo sinh đã tự động bác bỏ Thuyết Tự sinh, và đó là lý do thứ nhất trong 9 lý do để tạp chí NEW SCIENTIST ngày 24/01/2009 tuyên bố ngay trên trang bìa: “DARWIN WAS WRONG” (DARWIN ĐÃ SAI)[18].
Chú ý rằng năm 2009 cả thế giới kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Darwin và 150 năm cuốn “Về Nguồn gốc các loài”. Đó là một kỉ niệm long trọng nhằm tôn vinh Darwin, vậy mà tạp chí New Scientist lại mở đầu năm đó bằng một bài báo bác bỏ Darwin. Đây là một đòn chí mạng giáng lên Thuyết Tiến hóa. Có một độc giả nói với tôi rằng tạp chí New Scientist là báo “lá cải”. Tôi không ngạc nhiên với kiểu tự vệ như thế của các nhà tiến hóa. Họ thường tránh tranh luận cụ thể vào vấn đề chuyên môn, mà tìm cách kéo cuộc tranh luận thành chuyện tôn giáo, chỉ trích cá nhân. Vì thế, tôi trả lời độc giả đó bằng một câu hỏi: “Bạn sợ sự thật đến thế kia ư?”.
Các Định luật Mendel về Di truyền tự động bác bỏ học thuyết Darwin
Một số bạn trẻ thiếu tài liệu hoặc lười nghiên cứu có thể sẽ bị shock khi nghe nói Mendel bác bỏ Darwin, vì các bạn đã được biết rằng vào những năm 1930 học thuyết Darwin cổ điển đã được kết hợp với các Định luật Mendel về Di truyền để tạo nên cái gọi là Học thuyết Darwin-mới (Neo-Darwinism), mà có người gọi là Lý thuyết Tổng hợp.
Nếu tôi không nghiên cứu thì tôi cũng sẽ chẳng hiểu tại sao lại có cái gọi là Học thuyết Darwin-mới. Nhưng với internet ngày nay, chỉ cần bạn trung thực và khao khát muốn biết sự thật, bạn sẽ dễ dàng biết rằng các Định luật Mendel về Di truyền mang tính đối kháng về bản chất với Thuyết tiến hóa Darwin! Sự kết hợp hai học thuyết này với nhau là một “vụ cưỡng hôn” khi Mendel không còn sống để phản đối. Nhưng rất may là các tài liệu lịch sử vẫn còn đủ để chúng ta biết sự thật. Tôi đã trình bày sự thật đó trong hai bài báo sau đây:
- Mendel disproved Darwinism / Mendel bác bỏ học thuyết Darwin[19]
- Gärtner – Mendel: Species are fixed / Gärtner – Mendel: Loài là cố định[20]
Đọc 2 bài báo, độc giả sẽ thấy:
Darwin sai hoàn toàn trong nhận thức về bản chất di truyền. Ông tiếp thu tư tưởng về di truyền từ Lamarck, cho rằng những biến đổi của sinh vật trong quá trình sống (biến đổi phi bẩm sinh) cũng sẽ được di truyền cho các thế hệ sau. Darwin thích tư tưởng này, vì nó phục vụ trực tiếp cho quan điểm tiến hóa của ông, rằng những biến đổi trong nhiều thế hệ sẽ tích tụ lại thành biến đổi lớn làm thay đổi loài. Ngày nay chúng ta biết điều này sai hoàn toàn, vì các Định luật Mendel về Di truyền cho thấy những biến đổi trong quá trình sống của sinh vật KHÔNG DI TRUYỀN được, vì chúng không hề làm thay đổi bộ gene của loài!
Nói cách khác, Học thuyết Darwin mâu thuẫn với các Định luật Mendel về Di truyền. Vậy làm thế nào mà các nhà tiến hóa có thể kết hợp 2 lý thuyết mâu thuẫn với nhau làm một? Ấy là nhờ một GIẢ THUYẾT mà họ sáng tác ra để cứu Thuyết Tiến hóa, đó là giả thuyết về ĐỘT BIẾN GENE, với nội dung cơ bản là:
Để thích nghi với môi trường, gene có thể có những đột biến. Sự chọn lọc tự nhiên sẽ tác động để sinh vật chọn ra những đột biến có lợi cho sự thích nghi. Trải qua hàng tỷ năm, những đột biến có lợi này sẽ tích lũy lại thành những biến đổi lớn làm thay đổi bộ gene của loài, biến loài này thành loài khác, tức là dẫn tới tiến hóa (!!!).
Thoạt nghe có vẻ hay ho đấy, có vẻ ăn khớp với câu thành ngữ “tích tiểu thành đại”. Nhưng những người có phẩm chất khoa học đích thực sẽ lập tức đặt dấu hỏi: Có bằng chứng nào để chứng minh niềm tin đó không?
Và chỉ cần suy nghĩ chín chắn một chút, chịu khó nghiên cứu một chút, một người có kiến thức lành mạnh và trung thực sẽ tìm ra câu trả lời là KHÔNG!
Cho đến nay, gần 100 năm trôi qua kể từ ngày Học thuyết Darwin-mới ra đời, không ai chỉ ra được một sự thật nào để chứng minh:
- Có đột biến có lợi cho sự tiến hóa
- Có nhiều đột biến có lợi cho sự tiến hóa
- Có nhiều đột biến có lợi liên tiếp xảy ra
- Có đột biến có lợi dẫn tới sự thay đổi bộ gene
Các nhà tiến hóa đã khao khát cháy bỏng tìm ra dù chỉ 1 thí dụ để chứng minh những điều vừa nói ở trên, nhưng họ chẳng tìm được thí dụ nào cả. Ngược lại, họ chỉ tìm thấy RẤT NHIỀU đột biến CÓ HẠI, dẫn tới bệnh hoạn, thoái hóa và cái chết!
Điển hình là các thí nghiệm về ruồi giấm (fruit fly / drosophilidae). Ruồi giấm được dùng để thí nghiệm vì chúng sinh đẻ rất nhanh. Có nghĩa là có thể có hàng triệu, hàng trăm triệu thế hệ trong một thời gian ngắn. Qua đó có thể thấy rõ sinh vật biến hóa ra sao dưới tác động bởi môi trường.
Than ôi, chính ruồi giấm đã dội một gáo nước lạnh buốt lên cái lò than Học thuyết Darwin-mới. Chẳng hề có đột biến nào có lợi, mà chỉ thấy toàn những đột biến có hại, dẫn tới bệnh hoạn, thoái hóa và cái chết.
Có bạn trẻ ngây thơ đến mức tranh cãi với tôi rằng:
- Hãy nhìn vào thực phẩm biến đổi gene, ở đó sẽ thấy vô số sản phẩm biến đổi gene mang tới kết quả có lợi là tăng sản phẩm nông nghiệp.
Tôi cười, nhắc bạn đó:
- Bạn đã được ăn động vật biến đổi gene chưa?
- Chưa. Bạn ấy hồn nhiên trả lời.
- Bạn có biết tại sao không?
- Không!
- Vì động vật biến đổi gene trông rất ghê sợ, như những quái thai ấy, nên người ta không dám chế tạo cho bạn ăn. Còn thực vật biến đổi gene thì thường to hơn, cân nặng hơn. Bán có lời hơn. Nên người ta lao vào sản xuất, bất cần độc hại ra sao. Dưới chiêu bài cứu đói, ngành nông nghiệp thực phẩm biến đổi gene thực ra đang làm công việc của ma quỷ. Chỉ những người ngây thơ như bạn mới ăn, còn những người khôn ngoan đều tẩy chay. Thí dụ các quốc gia Âu Châu đều tẩy chay thực phẩm biến đổi gene.
Ngày nay công nghệ biến đổi gene đang phát triển mạnh mẽ như một mũi nhọn của công nghệ hiện đại. Người ta thích nói về nó, nhưng người hiểu nó thực sự thì rất ít. Thực tế những việc tác động để làm biến đổi gene dẫn tới tiến hóa vẫn chỉ là con số 0. Giải Nobel Hóa học 2018 được quảng cáo rùm beng là một thắng lợi của Thuyết tiến hóa trong việc tác động làm biến đổi gene theo định hướng có lợi. Đây là một quảng cáo bịp bợm rẻ tiền. Tôi đã phân tích rõ điều này trong bài báo “The Dark Side of the Nobel Prizes / Mảng tối của các Giải Nobel”[21].
Trở lại với Học thuyết Darwin-mới. Với học thuyết này, có thể thấy vấn đề đột biến trở thành nội dung sống còn của Thuyết Tiến hóa. Nhưng các nhà tiến hóa không thể chứng minh trong thực tế rằng đột biến dẫn tới tiến hóa, nên một lần nữa lại phải nhờ đến toán học xác suất.
Năm 1966, một Hội nghị quốc tế đã được tổ chức tại Viện Wistar ở Philadelphia, Mỹ, để đánh giá xem liệu Học thuyết Darwin-mới có khả năng hiện thực hay không – liệu vô số đột biến có lợi có thể dẫn tới tiến hóa hay không.
Biên bản của hội nghị này trả lời rằng KHÔNG!
Độc giả nào muốn biết rõ hơn về hội nghị này, xin đọc bài báo “Mendel disproved Darwinism / Mendel bác bỏ học thuyết Darwin” (đã dẫn nguồn ở trên), trong đó xin đọc kỹ mục “Chủ nghĩa Tân-Darwin và sự đánh giá của toán học”. Nếu bạn có tiếng Anh tốt, xin đọc bài “Mathematicians and Evolution”[22] của Casey Luskin trên trang Evolution News.
Thiết nghĩ, chỉ có những người cố ý tự bịt mắt mình lại mới phủ nhận những sự thật được thông báo trong những bài báo đó.
THAY LỜI KẾT
Thay cho lời kết, xin trích 2 ý kiến của Pierre Paul Grassé (1895 – 1985), nhà sinh học số 1 của Pháp trong thế kỷ 20, nguyên Chủ nhiệm Khoa Sinh học tiến hóa tại Đại học Sorbonne, từng là Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, tác giả của bộ sách khổng lồ 28 tập “Traité de Zoologie” (Chuyên luận động vật học)[23].
Đây, P. P. Grassé nói:
● “Bất kể có nhiều đột biến đến đâu, chúng cũng không tạo ra bất kỳ loại tiến hóa nào cả”. (No matter how numerous they may be, mutations do not produce any kind of evolution)[24].
Tại sao thế? Vì đột biến dù nhiều bao nhiêu cũng không thể làm thay đổi bộ gene của loài. Thật vậy, đột biến dù đa dạng đến đâu cũng chỉ nằm trong một giới hạn nhất định. Sinh vật có xu hướng bảo tồn bản thiết kế của sự sống. Đó là cơ chế tự sửa chữa lỗi của DNA. Công trình nghiên cứu cơ chế sửa chữa lỗi của DNA đã đoạt Giải Nobel hóa học năm 2015[25]. Công trình này đã chứng minh tư tưởng của Gärtner và Mendel về tính ổn định của loài[26] là hoàn toàn đúng đắn, gián tiếp chỉ ra rằng giả thuyết đột biến dẫn tới tiến hóa chỉ là một giấc mơ giữa ban ngày!
● “Đột biến không dẫn tới tiến hóa vì chúng bị loại bỏ bởi chính chọn lọc tự nhiên” (Mutations have no evolutionary effect because they are eliminated by natural selection)[27].
Xin nhắc lại để nhấn mạnh: Chính cơ chế chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ đột biến! Ý kiến này giáng một đòn chết người lên Thuyết tiến hóa. Có 2 cách để tiếp cận vấn đề này. Cách thứ nhất, hãy nhìn sự sống dưới con mắt của lý thuyết thông tin. Khi đó, chương trình kiến tạo sự sống, tức mã DNA, thực chất là một hệ thống các mã lệnh, giống y như những chương trình do con người viết ra, chỉ khác là chương trình của DNA siêu việt gấp bội so với chương trình của con người. Vậy đột biến là gì? Đột biến đơn giản là một lỗi của chương trình. Một lỗi trong các mã lệnh. Liệu có một lỗi nào làm cho chương trình chạy tốt hơn không? Thật nực cười khi nghĩ rằng sẽ có những lỗi ngẫu nhiên làm cho chương trình chạy tốt hơn.
Cách thứ hai, hãy xét một thí dụ thực tế. Giả sử bò sát tiến hóa thành chim, như Darwin nói. Nhưng bò sát không thể bỗng nhiên mọc cánh được. Cái cánh phải xuất hiện dần dần từng tí một, như chính Darwin diễn tả về quá trình tiến hóa. Vậy giả sử một động vật bò sát nào đó bắt đầu mọc cánh, và cái cánh bắt đầu nhú ra, nhỏ xíu, chưa thể dùng để bay được. Như thế cái cánh nhỏ xíu ấy sẽ trở thành một bộ phận vô dụng, gây trở ngại cho sinh hoạt của con vật. Theo cơ chế chọn lọc tự nhiên, bộ phận ấy cần phải thoái hóa và biến mất, thay vì tiếp tục tồn tại. Hóa ra cơ chế chọn lọc tự nhiên chống lại tiến hóa chứ không phải là thúc đẩy sự tiến hóa. Có thể nêu hàng loạt thí dụ khác tương tự để thấy ý tưởng về sự biến hình của sinh vật để làm thay đổi loài chỉ là một ý tưởng ngây thơ, phản tự nhiên. Các nhà lai tạo giống biết rõ điều này hơn ai hết.
Ngày nay các nhà tiến hóa luôn miệng nói sự biến hóa của virus để kháng thuốc là biểu hiện rõ ràng của sự đột biến dẫn tới tiến hóa.
Xin trả lời rằng đó là đột biến dẫn tới biến hóa chứ không phải tiến hóa. Các nhà tiến hóa đã đánh tráo khái niệm biến hóa thành tiến hóa. Virus có đột biến, nhưng sự đột biến ấy làm cho virus thay đổi thành những biến thể khác nhau chứ không hề tiến hóa thành bất kỳ loài nào khác. Virus vẫn là virus!
Sinh vật có thể biến hóa trong một giới hạn nhất định. Đó chính là giới hạn BÊN TRONG LOÀI. Các nhà tiến hóa không muốn cho bạn biết sự thật đó.
Như chúng ta đã biết, các định luật do Pasteur và Mendel khám phá đã chỉ ra rằng sự sống đã được thiết kế, đã được lập trình, thay vì có thể hình thành một cách ngẫu nhiên như Thuyết tiến hóa nói.
Nói cách khác, Thuyết tiến hóa là SAI, vì sự sống không thể ngẫu nhiên hình thành từ vật chất vô sinh, mà ắt phải có chương trình thiết kế để hướng dẫn các phản ứng hóa học tạo thành các phân tử của sự sống. Chương trình này là mã DNA.
Mã DNA là bằng chứng không thể chối cãi về bản chất thiết kế của sự sống. Thuyết tiến hóa bế tắc không thể giải thích được câu hỏi “mã DNA từ đâu mà ra?”, mặc dù họ biết rõ rằng nếu không có mã DNA, sẽ không có sự sống.
Ngược lại, những người tin vào bản chất thiết kế của sự sống đã có thêm những bằng chứng mạnh mẽ. Điển hình là THỨ TỰ XÁC ĐỊNH của các acid amin trong chuỗi polypeptide!
Các acid amin kết nối với nhau để tạo thành protein, nhưng không kết nối tùy tiện, ngẫu nhiên, mà phải tuân thủ một thứ tự xác định. Nếu sai thứ tự, protein sẽ vô dụng.
Nói cách khác, sự sống tuân thủ TIÊN ĐỀ THỨ TỰ (Axiom of Order) – một nguyên lý của tự nhiên – chứ không thể ngẫu nhiên hình thành. Muốn hiểu rõ Tiên đề Thứ tự và vai trò của nó trong khoa học về sự sống, xin tìm đọc cuốn “TIÊN ĐỀ THỨ TỰ và Không-Thời-gian Sinh học” của Tiến sĩ Vũ Hữu Như, do NXB Đại học Quốc gia xuất bản năm 2014. Bản thân Giáo sư Vũ Hữu Như là người mạnh mẽ ủng hộ quan điểm sự sống đã được thiết kế và lập trình. Trong khi chưa có cuốn sách đó, độc giả có thể tìm hiểu vấn đề này trong 2 bài viết sau đây:
- From The Order Axiom to the Secrets of Life / Từ Tiên đề Thứ tự tới Bí mật của Sự Sống
- Life, a Grand Design / Sự Sống, một Thiết kế Vĩ đại
Nếu thấm nhuần Tiên đề Thứ tự, chúng ta sẽ thấy ý nghĩ về sự sống ra đời ngẫu nhiên từ vật chất không sống là một giả thuyết nực cười nhất, ấu trĩ nhất, phản khoa học nhất, bị chính sự sống bác bỏ, và bị những lý thuyết SINH HỌC CHÂN CHÍNH bác bỏ.
Lý thuyết Sinh học Chân chính ấy là gì, nếu không phải là các Định luật Sinh học do Louis Pasteur và Gregor Mendel khám phá?
Năm nay, 2022, kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Louis Pasteur và Gregor Mendel. Tiểu luận này là một đóng góp nhỏ bé vào việc làm sáng tỏ một sự thật lớn:
Cha đẻ thực sự của Sinh học hiện đại không phải ai khác Louis Pasteur và Gregor Mendel! Đó là 2 trong số những nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại đã biến Sinh học thành một khoa học thực sự, một khoa học chân chính, với những Định luật Khoa học chính xác, chặt chẽ, có thể lặp lại, có thể kiểm chứng, và do đó có thể đưa ra những dự đoán chính xác về sự sống.
DNA là kết quả của một dự đoán rút ra từ các Định luật Di truyền do Mendel nêu lên từ năm 1865!
Vi trùng, rồi Virus là kết quả của một dự đoán rút ra từ Định luật Tạo Sinh do Pasteur nêu lên từ năm 1861!
Dược phẩm chiral bất đối xứng là hệ quả của những hiểu biết về tính bất đối xứng của các phân tử của sự sống, do Louis Pasteur khám phá ra từ năm 1848.
Chỉ cần như thế cũng đã đủ để thấy tầm vóc vĩ đại của Pasteur và Mendel. Nếu cần phải nêu lên một danh sách 10 nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại, tên tuổi của hai ông, Louis Pasteur và Gregor Mendel, phải được đặt ở vị trí đầu tiên.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
[1] https://www.whonamedit.com/synd.cfm/3617.html
[2] https://www.pasteur.fr/fr/institut-pasteur/notre-histoire/premiere-epoque-1847-1862-0
[3] https://viethungpham.com/2013/11/28/hoc-thuyet-darwin-sai-darwinism-is-wrong/
[4] https://www.biologyonline.com/dictionary/law-of-biogenesis
[5] Để biết nội dung chi tiết của các định luật, xin đọc: “Mendel disproved Darwinism / Mendel bác bỏ học thuyết Darwin” https://viethungpham.com/2015/08/28/mendel-disproved-darwinism-mendel-bac-bo-hoc-thuyet-darwin/
[6] https://viethungpham.com/2015/08/28/mendel-disproved-darwinism-mendel-bac-bo-hoc-thuyet-darwin/
[7] https://quotefancy.com/quote/1359328/Louis-Pasteur-Do-not-put-forward-anything-that-you-cannot-prove-by-experimentation
[8] https://viethungpham.com/2016/06/26/gallups-poll-on-evolution-tham-do-cua-vien-ga-lop-ve-tien-hoa/
[9] “Time itself performs miracles!” / “Thời gian tự nó sẽ trình bày các phép lạ!” https://viethungpham.com/2016/07/10/time-itself-performs-miracles-thoi-gian-tu-no-se-trinh-bay-cac-phep-la/
[10] https://viethungpham.com/2021/10/08/on-the-nobel-prize-in-chemistry-2021-ve-giai-nobel-hoa-hoc-2021/
[11] https://viethungpham.com/2021/10/16/from-thalidomide-tragedy-to-chiral-pharmaceuticals-tu-tham-kich-thalidomide-den-duoc-pham-chiral/
[12] https://todayinsci.com/M/Monod_Jacques/MonodJacques-Quotations.htm
[13] https://todayinsci.com/W/Wald_George/WaldGeorge-Quotations.htm
[14] https://viethungpham.com/2016/08/09/kelvin-rejected-darwinism-kelvin-bac-bo-hoc-thuyet-darwin/
[15] https://viethungpham.com/2020/08/05/kelvin-vs-darwin-kelvin-chong-darwin/
[16] https://viethungpham.com/2020/09/23/godel-refuted-darwinism-godel-bac-bo-thuyet-darwin/
[17] https://viethungpham.com/2021/06/19/science-cannot-answer-ontological-questions-khoa-hoc-khong-the-tra-loi-nhung-cau-hoi-ve-ban-the-luan/
[18] https://viethungpham.com/2013/11/28/hoc-thuyet-darwin-sai-darwinism-is-wrong/ /
[19] https://viethungpham.com/2015/08/28/mendel-disproved-darwinism-mendel-bac-bo-hoc-thuyet-darwin/
[20] https://viethungpham.com/2021/08/21/gartner-mendel-species-are-fixed-gartner-mendel-loai-la-co-dinh/
[21] https://viethungpham.com/2018/10/10/the-dark-side-of-the-nobel-prizes-mang-toi-cua-cac-giai-nobel/
[22] https://evolutionnews.org/2006/07/mathematicians_and_evolution/
[23] https://conservapedia.com/Pierre-Paul_Grass%C3%A9
[24] https://www.azquotes.com/author/39109-Pierre_Paul_Grasse
[25] https://www.nobelprize.org/prizes/chemistry/2015/summary/ / https://viethungpham.com/2015/10/08/lessons-from-nobel-prizes-2015-nhung-bai-hoc-tu-giai-nobel-2015/
[26] Gärtner – Mendel: Species are fixed / Gärtner – Mendel: Loài là cố định https://viethungpham.com/2021/08/21/gartner-mendel-species-are-fixed-gartner-mendel-loai-la-co-dinh/
[27] https://www.azquotes.com/author/39109-Pierre_Paul_Grasse
Tác giả: GS Phạm Việt Hưng

Giáo sư Phạm Việt Hưng từng giảng dạy các môn Toán Kinh tế; Cơ học Lý thuyết; Sức bền Vật liệu; Toán luyện thi đại học. Hiện ông đang thỉnh giảng Toán cao cấp tại một đại học ở Việt Nam. Ông đang có nhiều hoạt động báo chí với nhiều bài viết được đăng trên nhiều báo in và báo mạng, ví như Khoa học & Đời sống của Hội Liên hiệp Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, Tạp chí Vật lý Ngày nay của Hội Vật lý Việt Nam, Tạp chí Tia Sáng của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Trang mạng Vietsciences.
Email: [email protected]
Website: viethungpham.com