Tại vùng biên giới tại miền Trung Ấn Độ có một vương quốc tên Mathura, chu vi khoảng hơn 5000 dặm, người dân ôn hòa hiền lành, là một vương quốc luôn tôn trọng tu thiện tích đức.
Đường Huyền Trang đã đi đến nhiều danh lam thắng cảnh tại quốc gia này ví dụ như bảo tháp, tịnh xá, thiên đài của các đệ tử Phật Thích Ca Mâu Ni.
Huyền Trang tướng mạo rất khác người Ấn Độ, một mình đi dạo trên đất Ấn. Với tâm hồn tự tại, Đường Tăng đã vượt qua hành trình đi theo con đường mà Đức Phật đã đi trong quá khứ, tìm kiếm thánh địa trong tâm mình, từng bước vững vàng hướng tới mục tiêu trong lòng.

Huyền Trang ra khỏi thủ đô của Vương quốc Mathura, đi về phía đông dọc theo con đường bên ngoài thành phố hơn 30 dặm, đi qua một ngôi đền chùa và một hang động bằng đá trên núi, và đến một cái ao cạn lớn bên cạnh là một ngôi bảo tháp.
Nguồn gốc của việc xây dựng ngôi bảo tháp này thực sự liên quan đến việc câu chuyện một chú khỉ dâng mật ong cho Đức Phật.
Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, ở thành Xá Vệ có một người giàu có tên là Sư Chất. Ông là người giàu có và danh giá nhất vùng, chỉ đáng tiếc khối dù sở hữu khối của cải khổng lồ như vậy nhưng ông không có con để thừa kế. Vì lý do này, ông luôn cảm thấy buồn khổ, uất ứng không nguôi. Nghe sự khuyên bảo của mọi người, hai vợ chồng ông tìm tới bái kiến Phật Đà.
Đức Phật từ bi nói rằng hai vợ chồng Sư Chất sẽ có con trai nối dõi, có cả đủ phúc và đức. Sau khi lớn lên nhất định phải cho cậu bé xuất gia tu hành.
Sư Chất đã rất hạnh phúc khi nghe tin mình sẽ có con trai. Ông vui mừng khôn xiết, hào hứng nói với Đức Phật Thích Ca: “Chỉ cần đời này con có thể có con trai, sau này dù nó có xuất gia tu đạo cũng không phải là điều xấu?”
Ngày hôm sau, hai vợ chồng phú ông giàu có này tổ chức một bữa tiệc lớn để cúng dường Đức Phật và các đệ tử của Ngài. Đức Phật đồng ý và đến với tất cả đệ tử như đã hứa.
Đây là một cặp vợ chồng giàu có và tốt bụng, hai vợ chồng Sư Chất đã tận tâm tận lực, thành kính khoản đãi Đức Phật và Tăng đoàn. Sau bữa tiệc, trên đường trở về Đức Phật và chúng đệ tử tình cờ đi ngang qua một hồ nước trong vắt.
Vào thời điểm Huyền Trang đến Ấn Độ, hồ nước đã mất đi vẻ đẹp trước đây sau hàng nghìn năm thăng trầm và khô cạn. Huyền Trang chỉ nhìn thấy đường nét của hồ nước, và chỉ có thể dùng trí tưởng tượng của mình để tưởng tượng ra vẻ đẹp yên tĩnh của hồ năm xưa.
Vì nước suối ở khu vực này rất trong xanh và đẹp nên Đức Phật đã quyết định dừng lại chốc lát và cùng các đệ tử của mình nghỉ ngơi. Mọi người trong tăng đoàn đều đi rửa chiếc bình bát của mình, đệ tử A Nan cũng mang bát tới bên bờ hồ, vừa định rửa thì một con khỉ Ma Các đột nhiên xuất hiện.
Con khỉ nhỏ bày trò bằng mọi cách có thể, khăng khăng đòi lấy chiếc bát trên tay A Nan. Cái bát là dụng cụ duy nhất mà các nhà sư dùng để ăn cơm, A Nan sợ con khỉ làm hỏng nên không muốn đưa cho nó. Kể từ khi xuất gia, A Nan đã vứt bỏ mọi phồn hoa nơi thế gian, trên người chỉ có chiếc bát để đi xin ăn.
Phật Thích Ca nhìn thấy vậy, hiền từ nói với A Nan: “Con hãy đưa cái bát cho nó, đừng buồn phiền nữa”.
Sau khi lấy được cái bát, chú khỉ con lập tức nhào lộn và sung sướng nhảy lên cây. Dù gì nó cũng không phải là người, nên nó dùng cái bát để lấy mật từ tổ ong, động tác trông có vẻ vụng về nhưng nó đã cẩn thận lấy mật ong ra sau đó dâng lên Đức Phật.
Đức Phật bảo nó loại bỏ những cặn trong mật ong, sau đó lấy một chút nước suối và khuấy đều lên. Khỉ Ma Các rất thông minh tài trí, nó làm đúng theo lời chỉ dẫn của Đức Phật. Bằng cách này, Đức Phật và tất cả đệ tử của Ngài đã được uống nước mật ong ngọt ngào.
Nhìn cảnh tượng trước mắt, con khỉ nhảy cẫng lên sung sướng, nó không ăn mật nhưng trong lòng nó cảm thấy còn ngọt ngào hơn ăn mật. Thật không may, nó vô tình rơi xuống một cái hố lớn và chết ngay tại chỗ. Ai cũng nhìn chú khỉ đáng thương mà xót xa.
Tuy nhiên, khi mọi người đang than khóc cho chú khỉ thì nguyên thần của nó đã lìa khỏi xác, bị một thế lực thần bí đẩy đến Sư Chất, đầu thai làm con trai của vị phú ông này.
Thật kỳ diệu, khi công tử nhỏ chào đời, đồ dùng trong nhà Sư Chất tự động phun ra mật ong. Vị phú ông đã mời một thầy bói đến dự đoán số phận của cậu con trai mình và đặt tên cho đứa bé là “Mật Thăng”.
Như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói, Mật Thăng thực sự là một công tử giàu có phúc đức song toàn.
Sau khi thiếu gia lớn lên, đột nhiên một ngày nọ, như được khai sáng, một tia linh ứng xuất hiện, cầu xin cha mẹ cho phép xuất gia tu hành.
Dù rất thương yêu đứa con trai độc nhất của mình, tuy nhiên vị phú ông vẫn giữ lời thề năm xưa với Đức Phật và đồng ý cho con trai mình xuất gia.
Được sự cho phép của cha mẹ, Mật Thăng vui mừng chạy đến chỗ ở của Đức Phật, cung kính quỳ lạy Ngài rồi theo Đức Phật xuất gia tu hành. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Mật Thăng đã chứng đắc quả vị La-Hán ngay sau khi nghe Đức Phật giáo huấn không lâu.
Bất cứ khi nào Mật Thăng đi hóa duyên với những người khác, khi chúng tăng khát nước, cậu liênf ném bát cơm lên không trung, và khi cậu bắt lại, bát đã đầy mật ong. Ngài lấy mật và nước cho các huynh đệ uống để giải khát.
Người khác phải tu hành lâu năm mới có thần thông, Mật Thăng mới xuất gia làm sao có thần thông lớn như vậy? Thế là A-nan hỏi Đức Phật, nhân duyên gì khiến Mật Thăng vừa xuất gia không bao lâu đã có thể thị hiện thần thông?
Dưới sự khai thị của Đức Phật Thích Ca, tất cả các đệ tử đều biết rằng kiếp trước của Mật Thăng là con khỉ Ma Các kia. Nhưng quay trở lại thời gian lâu hơn nữa, kiếp trước của chú khỉ là một tăng nhân trẻ.
Con mắt tinh tương của Đức Phật nhìn thấy kiếp này và kiếp trước không sai sót chút nào. Cách đây rất lâu, vị tăng nhân trẻ này nhìn thấy một tăng nhân khác nhảy xuống mương. Nhất thời cảm thấy buồn cười vì vậy tôi cười nhạo nói rằng tăng nhân kia nhảy giống như một chú khỉ.
Vị tăng nhân bị nhạo báng đã chứng đắc quả vị, tâm thanh tịnh không ô nhiễm, sớm đã đoạn tuyệt với cái tình nơi thế tục. Vì vậy, vị tăng nhân trẻ này không bị khiển trách. Tuy nhiên, vì tăng nhân trẻ tạo khẩu nghiệp với một người đã đắc đạo, nên kiếp sau phải chuyển sinh làm khỉ.
Nghe đến đây, mọi người chợt hiểu ra. Một con khỉ không tầm thường kiếp trước không chỉ là một con người, mà còn là một người xuất gia. Vì cúng dường mật ong cho Đức Phật, ông được đầu thai trở lại làm người và có Thánh duyên được nghe Đức Phật thuyết Pháp.
Hơn một nghìn năm sau khi Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn, Huyền Trang, một nhà sư thời Đường, đã đến nơi Đức Phật đã sống hàng nghìn năm trước. Dù từ lâu nơi đây đã có những sự vật và con người khác nhau, nhưng những câu chuyện được lưu truyền đã được truyền xuống Trung Thổ theo bước chân của Huyền Trang.
Theo Sound of Hope
Bảo Hân biên dịch