Kể về mối tình kinh điển trong văn học Việt nhưng vở diễn “Mỵ” được khai thác trên góc nhìn hiện đại, mới mẻ. Ở đó, người xem không chỉ cảm nhận được vùng đất Tây Bắc giàu văn hóa qua tiếng khèn, điệu múa… Sự hài hòa giữa âm nhạc và màu sắc mang đến thông điệp ý nghĩa về cuộc sống, tình yêu. 

Không dựng lại toàn bộ nguyên tác của Tô Hoài, vở diễn Mỵ trên sân khấu dựa theo cốt truyện phần một – cuộc sống của Mỵ và A Phủ ở Hồng Ngài.

Mỵ kéo dài 75 phút, chia làm 3 đoạn trường: Lời yêu trên đỉnh núi, Con ma nhà Thống LýChạy đi. Mỗi phần lại kể về câu chuyện khác nhau, mang đến những cung bậc cảm xúc riêng cho khán giả.

goi nho chuyen tinh a phu qua vo dien nghe thuat my
Một cảnh trong Mỵ. (Ảnh: Thể thao văn hóa)

Đi qua phần 1 với không khí sôi động của các phiên chợ, lễ hội, tiếng khèn, tiếng sáo Mèo … là thân phận nhỏ bé của các cô gái nghèo bị ép về làm dâu theo tục cướp vợ. Và Mỵ là đại diện cho những người phụ nữ vùng Tây Bắc phải chịu cảnh gò bó ấy. Mỵ còn trẻ nhưng mọi ước mơ và hoài bão đều bị ách thống trị đè nén.

Phần Chạy đi được dùng làm kết vở, cũng là cuộc sự trỗi dậy của Mỵ chống lại gia đình Thống lý. "Chạy đi, chạy xuyên màn đêm" như lời thúc giục Mỵ vượt qua bóng tối của số phận.

Mỵ cới trói cho A Phủ, cùng nhau nắm tay đi tìm tự do và hạnh phúc. Những kiếp người cơ cực ấy đã truyền lửa sống cho nhau, vượt qua tất cả để được yêu trên chính mảnh đất quê hương mình. Khán giả sẽ thấy được sức sống mãnh liệt và khát vọng tự do cháy bỏng của những người con Tây Bắc.

goi nho chuyen tinh a phu qua vo dien nghe thuat my
Trang phục và tiếng hát con người Tây Bắc. (Ảnh: VOV)

Đằng sau câu chuyện tình yêu còn là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Mông. Những điệu múa, phiên chợ, trang phục thổ cẩm, khung cảnh sinh hoạt hay đồ vật quen thuộc với người Mông như dao, thớt, bát rượu, cối dã gạo, sàng ngô, mõ trâu… cũng đều được tái hiện trên sân khấu Mỵ.

Với kinh phí đầu tư gần 3 tỷ đồng, buổi công diễn đầu tiên của vở diễn nghệ thuật Mỵ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối 26/9 tới.

(Tổng hợp)