TIN TỐT ĐẸP ngày 14/8 xin gửi tới quý độc giả bản tin ‘Hiệp sĩ cứu thương U70 giữa Sài Gòn viết câu chuyện thảo thơm từng góc phố’.

Trên chiếc xe cũ kỹ được chế tạo từ phế liệu, 10 năm qua ông Thơm rong ruổi khắp đường phố Sài Gòn giúp người gặp nạn, gom rác bảo vệ môi trường. 

Đã 10 năm kể từ ngày ông Tống Văn Thơm (68 tuổi, TP. HCM) chế ra xe cứu thương di động, dù nắng hay mưa, hễ không ốm đau thì ông lại đồng hành với chú vẹt trên khắp các con phố quen thuộc đi thu gom rác, kiêm luôn công việc sơ cứu cho người gặp nạn…

Hiệp sĩ cứu thương U70 giữa Sài Gòn viết câu chuyện thảo thơm từng góc phố
Ông Thơm bên chiếc xe cứu thương di động, kiêm luôn xe “cứu hỏa” hai bánh. (Ảnh: Thanh Niên)

Trên con đường tấp nập người qua lại, ông Thơm kể với Thanh Niên: “Hồi đó, tôi bị tai nạn giao thông nhưng không ai đến cứu giúp, phải tự mình ngồi dậy sơ cứu vết thương. Lúc đó tôi nghĩ nên làm 1 chiếc xe cứu thương, lỡ đi trên đường gặp người bị nạn có thể giúp họ sơ cứu”.

Nói là làm, ông Thơm tận dụng luôn xe máy của mình để chế tạo thành xe cứu thương di động. Không những vậy, xe của ông còn trang bị thêm đồ nghề sửa xe, bình cứu hoả để phòng khi gặp đám cháy nhỏ.

Ông Thơm cười và nói: “Lúc mới làm cái xe này bà nhà tôi bả nhằng dữ lắm. Vì công việc đã nhiều rồi còn đi lo chuyện bao đồng. Nhưng tôi nói với vợ rằng giờ bà chọn đi, một là tôi cờ bạc rượu chè, hai là tôi đi làm việc cho cộng đồng, bà chọn cái nào. Rồi cái bà ấy không thèm nói nữa”.

Hiệp sĩ cứu thương U70 giữa Sài Gòn viết câu chuyện thảo thơm từng góc phố
6h sáng, ông Thơm rời nhà ở quận 12 lên quận 5 để bắt đầu công việc tại Nghiệp đoàn vệ sinh dân lập. (Ảnh: VnExpress)
Hiệp sĩ cứu thương U70 giữa Sài Gòn viết câu chuyện thảo thơm từng góc phố
“Sau giải phóng, thấy đường sá, khu dân cư chỗ nào cũng ngập rác nên năm 1978 tôi mua xe bò và bắt tay thu gom rác với tiền công 50 xu một hộ”, ông chia sẻ. (Ảnh: VnExpress)
Hiệp sĩ cứu thương U70 giữa Sài Gòn viết câu chuyện thảo thơm từng góc phố
Hiện nay, dù tuổi đã cao không còn trực tiếp làm việc như trước, ông Thơm vẫn tới chỗ làm trông coi công tác thu dọn rác thải ở trong quận. Các con đều đã thành đạt, nên gánh nặng gia đình không còn như trước, ông có nhiều thời gian để tận hưởng cuộc sống theo cách của mình. (Ảnh: VnExpress)
Hiệp sĩ cứu thương U70 giữa Sài Gòn viết câu chuyện thảo thơm từng góc phố
Thu gom rác xong, ông Thơm tất bật chạy xe đến các nút giao thông vòng xoay Ngã Bảy, Phù Đổng, Công trường Dân chủ… để quan sát, giúp người đi đường. (Ảnh: VnExpress)
Hiệp sĩ cứu thương U70 giữa Sài Gòn viết câu chuyện thảo thơm từng góc phố
Số thuốc men, bông băng… được ông Thơm trích từ lương hưu ra mua. (Ảnh: VnExpress)
Hiệp sĩ cứu thương U70 giữa Sài Gòn viết câu chuyện thảo thơm từng góc phố
Cuốn sách sơ cứu mà ông Thơm luôn đem theo mình. (Ảnh: Cafe.vn)

Giúp người nhưng ông Thơm không mong nhận được đền đáp. Từng có nhiều người đến trả ơn bằng tiền nhưng ông không nhận, chỉ ngỏ ý cho ông xin vài lọ thuốc, bông băng, thuốc đỏ… để tiếp tục giúp người.

Không những chế xe cứu thương, ông Thơm còn liều lĩnh tham gia bắt cướp trên đường. Không vũ khí, không võ thuật, ông chỉ “nhắm mắt, nhắm mũi” cản đường tháo chạy của bọn cướp, rồi tri hô và cùng người dân bắt gọn chúng.

“Trước giờ tôi sơ cứu giúp người thì nhiều, còn bắt cướp thì chỉ mới 2 vụ thôi. Mấy vụ giật giỏ xách, dây chuyền… không thấy thì thôi, thấy là coi như tên cướp xong phim”, ông Thơm dí dỏm đùa.

Hiệp sĩ cứu thương U70 giữa Sài Gòn viết câu chuyện thảo thơm từng góc phố
Khi công việc đã hòm hòm, ông Thơm về lại căn nhà nhỏ, nơi chứa hơn 2.000 sản phẩm như đèn thần kỳ, chiếc thùng biết hát, quạt trần hình nụ hoa… tái chế từ phế liệu ông thu gom được. (Ảnh: VnExpress)
Hiệp sĩ cứu thương U70 giữa Sài Gòn viết câu chuyện thảo thơm từng góc phố
“Người ta cứ nói rác là thứ vứt đi nhưng với tôi, mình phải làm cho nó sống lại”, ông nói và cho biết khối tài sản ve chai trị giá “hàng tỷ đồng”. (Ảnh: VnExpress)
Hiệp sĩ cứu thương U70 giữa Sài Gòn viết câu chuyện thảo thơm từng góc phố
“Ba đứa con gái của tôi lúc nào cũng kêu ba ở nhà cho khỏe, đừng đi làm nữa. Nhưng tôi làm riết nên quen rồi, giờ ở nhà là cơ thể xuống cấp ngay. Mình còn khỏe thì tiếp tục làm việc”, ông giãi bày. (Ảnh: VnExpress)
Hiệp sĩ cứu thương U70 giữa Sài Gòn viết câu chuyện thảo thơm từng góc phố
Chú vẹt nhỏ – người bạn đồng hành theo ông rong ruổi khắp các ngả đường. (Ảnh: Thanh Niên)
Hiệp sĩ cứu thương U70 giữa Sài Gòn viết câu chuyện thảo thơm từng góc phố

Và cứ như vậy, những ngày tháng vui vẻ tuổi già lặp đi lặp lại. Thơm – không còn là cái tên mà người ta gọi ông, đó còn là nghĩa cử thơm thảo mà người đàn ông lục tuần này âm thầm cống hiến cho xã hội.(Ảnh: Cafe.vn)

Chuyên mục kính chúc quý độc giả một buổi chiều nhiều may mắn và yêu thương!

———–

Quý độc giả có thể tải ứng dụng “DKN.TV” trên điện thoại di động để cập nhật tin tức mới nhất trong ngày.

Đại Kỷ Nguyên News