Ban chỉ đạo Quốc gia về xây dựng đặc khu họp để tiếp thu ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, chuyên gia và nhân dân trước khi trình quốc hội.

Chiều 10-7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt (đặc khu kinh tế), đã chủ trì họp Ban Chỉ đạo nhằm tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, xác đáng của cán bộ lão thành, các vị đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, các nhà khoa học và nhân dân để tiếp tục xây dựng các phương án phù hợp thực hiện chủ trương xây dựng các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt theo Hiến pháp, các Nghị quyết của Đảng, luật pháp có liên quan, xin ý kiến rộng rãi các nhà khoa học và các tầng lớp nhân dân trước khi trình Quốc hội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. (Ảnh: Người Lao Động)

Trước đó, vào sáng 11-6, với 423 đại biểu tán thành (chiếm 85,63% tổng số đại biểu), tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã thông qua nghị quyết điều chỉnh lùi thời gian xem xét, thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Luật Đặc khu).

Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết lùi thông qua dự án Luật Đặc khu ngày 11/6. (Ảnh: Vnexpress)

Ngày 11/6, Quốc hội biểu quyết đồng ý lùi dự án Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt với hơn 85% đại biểu tán thành.

So sánh 3 đặc khu kinh tế. (Ảnh: Zing)

Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển các đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt (gọi tắt là đặc khu) được thành lập tháng 1/2018, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng ban, có nhiệm vụ chỉ đạo phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng liên quan đến các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

Ban có 5 cấp phó và 29 thành viên, trong đó có nhiều lãnh đạo các bộ ngành và địa phương; phiên họp đầu tiên của Ban diễn ra vào ngày 28/4.

Quang Minh (TH)