Trong một lần đi mua sắm tại Mỹ, chúng tôi nhận thấy lượng quần áo Trung Quốc đã giảm mạnh, trùng khớp với những gì báo chí đưa tin về tình hình sản xuất suy giảm ở đất nước 1 tỉ dân này.
Một ngày cuối tuần, chúng tôi đi mua cho con gái một ít quần áo mới. Đến chuỗi các cửa hàng bán đồ thể thao nổi tiếng của Mỹ như Dick’s Sporting Goods, Nike, Adidas, North Face, Under Armor… có nhiều mẫu mã đa dạng phong phú, rất nhanh chúng tôi đã mua được 5 chiếc áo, và 2 chiếc quần.
Về đến nhà, trong lúc con gái đang lật mác quần áo, tôi hài hước nói với con: “Mặc dù đều là các thương hiệu nổi tiếng, thế nhưng mẹ đoán có thể nó đều được sản xuất tại Trung Quốc”. Không ngờ cô con gái trả lời, “Con nhớ hồi trước mẹ từng nói quần áo Trung Quốc tại Mỹ đang bị giảm bớt thị phần”. Quả thực là như vậy, 7 món đồ này chỉ có một chiếc quần Nike là quần áo Trung Quốc.
Tôi lật ra xem, quả thực là như vậy.




Không chỉ quần áo Trung Quốc, mà toàn bộ ngành sản xuất…
Đã từng có khoảng thời gian, trên các nhãn hiệu quần áo thể thao và vật dụng trên thị trường Mỹ, hầu như đều có dán tem “Made in China”. Hiện nay chỉ còn thấy xuất hiện lác đác.
Hiện tượng này hoàn toàn trùng khớp với kết quả báo cáo, “Thay đổi nền kinh tế ngành công nghiệp chế tạo toàn cầu” (The Shifting Economics of Global Manufacturing) của công ty cố vấn BCG Mỹ vào hồi mùa hè năm nay. Bản báo cáo này cho biết: Nếu đem so sánh 25 nền kinh tế đứng đầu tổng ngạch xuất khẩu thế giới, lấy giá thành sản xuất của Mỹ làm tiêu chuẩn với chỉ số là 100, thì chỉ số giá thành chế tạo của Trung Quốc ở mức 96. Nói cách khác, cùng một sản phẩm, nếu chi phí chế tạo ở Mỹ là 1 USD thì ở Trung Quốc đã là 0,96 USD, cho thấy khoảng cách giữa 2 quốc gia đã rút ngắn rất nhiều.
Báo cáo cho rằng chi phí sản xuất của Trung Quốc được nâng cao nhanh chóng có 3 nguyên nhân:
- 1 là mức lương được nâng cao, mức độ tăng lương theo giờ của Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2014 đạt 187 %;
- Nguyên nhân thứ 2 là tỉ giá hối đoái, từ năm 2004 đến năm 2014, tỉ giá đồng Nhân Dân Tệ so với đồng đô la Mỹ đã tăng 35%;
- Nguyên nhân thứ 3 là giá thành nguồn năng lượng, chi phí dùng điện của ngành công nghiệp Trung Quốc từ năm 2004 là 7 USD/Kwh, đến năm 2014 tăng lên 11 USD/Kwh. Chi phí khí đốt tự nhiên năm 2004 là 5.8 USD/đơn vị, cũng tăng lên 13.7 USD. Giá thành năng lượng cao là do chịu nhiều thuế suất, ví dụ như trong giá mỗi lít xăng thì có hơn 40% là tiền thuế phải nộp cho nhà nước.
Với chi phí sản xuất đang gia tăng đáng kể của Trung Quốc, chúng ta sẽ có được một sự so sánh tương đối rõ ràng. Mức lương được điều chỉnh của ngành chế tạo Mỹ dựa theo sức sản xuất, biên độ tăng trưởng từ năm 2004 đến nay không đến 30%. Mặc dù mức lương theo giờ tại Mỹ cao hơn so với Trung Quốc, nhưng Mỹ có giá thành khí đốt tự nhiên thấp, nguyên liệu bông hạ giá, các trợ cấp và ưu đãi về thuế để quân bình lại. Do đó tại một vài ngành sản xuất công nghiệp đã xuất hiện tình trạng đảo chiều.
Ngày trước, thời báo NewYork phiên bản tiếng Trung đưa tin: Giá thành ngành dệt may của Trung Quốc cao hơn so với Mỹ 30%, khiến cho các xưởng dệt tại Trung Quốc đều chạy qua Mỹ.
Rất nhiều công ty sản xuất đã lựa chọn rời đến các quốc gia có giá thành sản xuất thấp hơn như Bangladesh, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan… Nike, Adidas cũng nằm trong số đó.
Theo một báo cáo khác, Panasonic, DaiKin Nhật Bản, Sharp, TDK đang đẩy mạnh việc di chuyển xưởng sản xuất về Nhật Bản; các tập đoàn sản xuất danh tiếng thế giới như Foxconn, Clarion, Samsung… cũng đang đẩy nhanh công cuộc chuyển nhà xưởng khỏi Trung Quốc.
Điều này cho thấy “ngành chế tạo Trung Quốc” đang trải qua một cuộc khủng hoảng chưa từng có. Do đó, dẫn tới việc ngành công nghiệp chế tạo bị đóng cửa là điều không thể tránh khỏi. Còn có các doanh nghiệp có kĩ thuật nhưng không theo kịp thời đại, có doanh nghiệp trước đây đầu tư quá nhiều giờ đã bị thâm hụt nguồn vốn. Cũng có doanh nghiệp phải đóng cửa do không thể chịu được chi phí nhân lực tăng cao. Rất nhiều doanh nghiệp phải chuyển đổi hướng sản xuất hoặc tiến hành nâng cấp nhưng cũng không có doanh nghiệp nào thành công.
Ngành sản xuất chế tạo tại Trung Quốc đã phát triển qua nhiều năm, nhưng đại bộ phận vẫn dừng ở giai đoạn thấp nhất của dây chuyền sản xuất. Chưa kể đến lợi nhuận thấp, kĩ thuật của sản phẩm cũng không theo kịp sự phát triển của thị trường.
Chính phủ Trung Quốc rõ ràng đã nhận thức được mối nguy hiểm này. Chính quyền Trung Quốc đã đưa ra chính sách điều chỉnh, dự định tuyên truyền hướng dẫn đẩy mạnh cách tân, biến một Trung Quốc chuyên chế tạo thành một Trung Quốc sáng tạo, một Trung Quốc thiên về tốc độ thành một Trung Quốc thiên về chất lượng, biến một Trung Quốc thiên về sản phẩm thành một Trung Quốc thiên về thương hiệu.
Nhưng theo đà kinh tế Trung Quốc tiến vào một giai đoạn phát triển mới, sự phát triển của ngành chế tạo cũng gặp phải rất nhiều thử thách. Trung Quốc muốn giải quyết khó khăn trước mắt thì chỉ có một con đường, không chỉ đơn giản là mô phỏng bắt chước theo mà cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm và đột phá sáng tạo, đó mới chính là lối thoát duy nhất cho ngành công nghiệp Trung Quốc.
Quan điểm phản ánh trong bài viết là của riêng tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.
Quỳnh Chi biên dịch
Theo Secretchina
Xem thêm: