Một nhà hoạt động nữ quyền Trung Quốc, người vừa được thả khỏi trại tạm giam, mới đây đã kể lại rằng cảnh sát đe dọa sẽ ném cô vào phòng giam của các phạm nhân nam để cô bị cưỡng hiếp tập thể. Đây không phải là lần đầu hình thức ngược đãi phụ nữ này bị báo cáo ở Trung Quốc.
Cô Vũ Vanh Vanh, 30 tuổi, người đứng đầu một trung tâm nữ quyền ở thành phố Hàng Châu, miền đông Trung Quốc, bị bắt vào ngày 6/3 vì tổ chức một chuỗi các cuộc biểu tình công khai. Cô là một trong 5 người ủng hộ nữ quyền bị bắt khi đó với cùng một lý do. Tất cả những người này cuối cùng đã được thả vô tội trước ngày 13/4 sau khi áp lực quốc tế gia tăng.
Bản tường thuật về những đối xử của cảnh sát Trung Quốc với cô Vũ trong trại tạm giam của một tác giả giấu tên đã được gửi tới Bác Tấn (Boxun ), một trang tin của những người bất đồng quan điểm ở nước ngoài, cùng một số blog tiếng Trung và các trang tin tức hôm 26/4.
“’Cô sẽ bị trói lại và ném vào phòng giam nam để họ cưỡng hiếp cô tập thể’”, cô Vũ nhớ lại những lời cảnh sát nói: “’Đứa con trai 4 tuổi của cô sẽ gặp rắc rối ở trường và sau này sẽ khó mà tìm được việc”.
Cô Vũ cho biết cô đã chịu đựng những lời lăng mạ khác và bị bắt ngủ trên sàn nhà trong 37 ngày giam giữ, mặc dù cô mắc bệnh gan mãn tính. Cảnh sát đã tịch thu chứng minh thư trong lúc giam giữ cô, sau đó tuyên bố họ đã làm mất, khiến cô gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
Ở Trung Quốc, những người tiết lộ các vụ ngược đãi thông thường giữ kín danh tính của mình. Một ngày trước đó, cô Vũ đã công bố về cuộc phỏng vấn kéo dài 8 tiếng của cảnh sát tại nơi giam giữ cô – cô Vũ không thể trực tiếp xác nhận điều này bởi cô đã bị cấm phát biểu trước truyền thông, nhưng luật sư của cô khẳng định rằng chúng là thật, theo hãng Associated Press.
Cô Vũ đã không thể liên lạc được để bình luận và khẳng định tính xác thực của bản tường thuật vụ đe dọa cưỡng hiếp tập thể. Tuy nhiên, việc sử dụng cưỡng hiếp đối với các tù nhân nữ ở Trung Quốc, đặc biệt là các tù nhân lương tâm, đã được chứng minh kỹ lưỡng bằng các tư liệu.
Xem thêm:
Ông Đỗ Bân, một cựu phóng viên nhiếp ảnh của Thời báo New York, trong những năm gầy đây đã xuất bản các cuốn sách và một tài liệu dựa trên lời khai của những người sống sót ra khỏi Trại Lao động Nữ Mã Tam Gia, một trung tâm giam giữ ở thành phố Sơn Dương, tỉnh Liêu Ninh, nơi khét tiếng với việc tra tấn các nữ học viên Pháp Luân Công, môn tu luyện tinh thần truyền thống bị đàn áp từ năm 1999.
“Là một con người, không có lý do nào có thể tha thứ cho những tội ác đã xảy ra tại Trại Lao động Nữ Mã Tam Gia, bao gồm cả việc một thời gian dài sử dụng dụng cụ nới rộng tử cung để làm ống bức thực phụ nữ, bắt phụ nữ nằm trên chính đống chất thải của họ, buộc một vài bàn chải đánh răng và xoáy vào trong âm đạo của phụ nữ, để bột hạt tiêu trong âm đạo phụ nữ, dùng dùi cui điện để sốc vào vú và âm đạo của họ, và đưa họ vào các buồng giam của nam…”, ông Đỗ viết trên Twitter sau khi xuất bản cuốn sách năm 2014 ‘Vaginal Coma“ (Tạm dịch: “Hôn mê Tử cung”)
“Lính gác cưỡng hiếp các nữ học viên Pháp Luân Công”, cô Tân Tô Hoa, một người sống sót khỏi Mã Tam Gia từ Bản Khê, tỉnh Liêu Ninh nói với Minh Huệ (Minghui.org), một cổng thông tin của Pháp Luân Công.
Trại lao động này, còn được cựu tù nhân Lưu Hòa gọi là “địa ngục trần gian”, được cho là đóng cửa vào năm 2013. Nhưng người ta phát hiện ra rằng trong năm 2014, chính quyền Trung Quốc chỉ đơn thuần cho Mã Tam Gia 2 cái tên mới và giữ cơ cấu, có khả năng là cả chương trình tra tấn của nó, hoạt động.
Bộ phim tài liệu “Above the Ghosts’ Heads: The Women of Masanjia Labor Camp” (Tạm dịch: Ở trên đầu ma quỷ: Những người phụ nữ trong trại lao động Mã Tam Gia) do ông Đỗ Bân thực hiện:
Frank Fang, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
An Bình biên dịch
Xem thêm: