Người nước ngoài bị “đầu độc” bởi văn hóa giao thông Việt Nam như thế nào?
Ban Biên Tập22/09/15, 06:02
Nhiều người nước ngoài, đặc biệt là nam giới, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy tại Việt Nam. (Ảnh qua duongbo.vn)
Hình ảnh những người nước ngoài “giật mình thon thót” vì giao thông tại Việt Nam đã không còn là điều quá bất ngờ đối với nhiều người Việt. Nhưng cũng càng ngày càng nhiều người nhận ra, không ít người nước ngoài đang tự chạy xe máy tại Việt Nam. Nhiều người trong số đó không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ kém chất lượng và phóng nhanh, phóng ẩu, và bỏ mạng giữa đường phố.
Điều này khiến không ít người băn khoăn, vì sao ở nước họ thì họ chấp hành luật giao thông nghiêm chỉnh, nhưng sang Việt Nam thì ý thức giao thông lại tệ thế.
Ý thức tham gia giao thông của người Việt làm hình thành nên môi trường giao thông nguy hiểm như thế nào?
Vượt đèn đỏ. (Ảnh qua phapluattp.vn)Đôi nam nữ vừa chạy lấn làn vừa giơ chân đạp ngã một người đi ngược chiều, ngày 23/10 trên đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh, TP HCM) (Tin, ảnh: vnexpress.net)Chở 4, coi thường an toàn khi không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em ngồi trên xe. (Ảnh: Internet)Hoảng sợ vì giao thông tại Việt Nam, du khách thường luống cuống kéo nhau chạy qua đường thật nhanh. (Ảnh: vnexpress.net)Nỗi sợ hãi khi đi qua đường tại Việt Nam. (Ảnh qua duongbo.vn)Khuôn mặt khó hiểu của người đàn ông. (Ảnh: vnexpress.net)Mắt nhìn trái, phải và chân bước thật mau. (Ảnh: vnexpress.net)Siêu mẫu quốc tế, nhà sản xuất truyền hình Tyra Bank “phát hoảng” vì giao thông Việt Nam vào đầu tháng 1/2012. “Có quá nhiều xe máy ở Việt Nam. Mọi người bảo tôi phải đi thật CHẬM khi qua đường trước một dàn xe như thế. Họ nói đó là cách an toàn nhất để sang đường”, cô viết. (Ảnh: Facebook Tyra Bank)Diễn viên Hoa ngữ, Mã Đức Chung ngỡ ngàng về giao thông tại Việt Nam, trong chuyến sang Việt Nam để tham gia vào một dự án phim hợp tác Trung – Việt, tháng 1/2015. (Ảnh: Weibo Mã Đức Chung)Ông Blankenstein (46 tuổi, quốc tịch Hà Lan) bị tai nạn nghiêm trọng khi đang qua đường trên phần đường dành cho người đi bộ, tại đường Bùi Thị Xuân, P.Bến Thành, Q.1, tháng 9/2013. (Tin, ảnh: hanoimoi.com.vn)Một xe máy hiệu Dream lưu thông trên đường Bùi Thị Xuân đã tông trúng ông Blankenstein. Cùng lúc, một xe máy khác lưu thông hướng ngược lại không kịp xử lý đã tông tiếp vào ông Blankenstein. Hai cú tông liên tiếp khiến ông bị chấn thương nặng. (Ảnh: nld.com.vn)“Không ai tôn trọng làn đường hay vạch qua đường dành cho người đi bộ. Tôi luôn phải cầu nguyện mỗi khi băng qua đường hay đi bộ trên vỉa hè” – TJ Vargas, một người nước ngoài sống ở Sài Gòn từ năm 2007, viết. Trong hình, một du khách người Nhật đi từ đền Ngọc Sơn giật mình khi vừa né được chiếc xe này gặp phải xe khác. (Ảnh: vnexpress.net)“Người Việt Nam đội mũ bảo hiểm không phải để đảm bảo an toàn trên đường mà chỉ nhằm tránh bị cảnh sát giao thông phạt” – TJ Vargas viết tiếp. (Ảnh qua suckhoedoisong.vn)
Môi trường giao thông nguy hiểm khiến nhiều du khách kinh sợ. Nhưng một mặt khác, nó vô tình khiến ngày càng nhiều người nước ngoài coi việc tự đi xe máy tại Việt Nam – không bằng, không mũ bảo hiểm, không học luật – là điều đương nhiên.
Một du khách chạy xe không đội mũ bảo hiểm tại đường Phạm Ngũ Lão, Q1, Sài Gòn, khoảng tháng 7/2015. (Ảnh: baodatviet.vn)Nhiều người nước ngoài, đặc biệt là nam giới, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy tại Việt Nam. (Ảnh qua duongbo.vn)Hoặc sử dụng mũ bảo hiểm không đạt yêu cầu chất lượng lưu thông trên đường, vì người Việt ai cũng làm thế. (Ảnh qua baokhanhhoa.com.vn)Thói quen dùng mũ bảo hiểm kém chất lượng khiến một người Việt quên nhắc nữ du khách ngồi sau phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn. (Ảnh: Tripadvisor)Văn hóa ứng xử, dù đẹp hay xấu, đều có sức lan truyền. Việc không chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông của người Việt khiến nhiều người nước ngoài cũng coi việc làm sai như thế là không vấn đề gì. (Ảnh qua baokhanhhoa.com.vn)Quy định xử phạt không nghiêm, giao thông hỗn loạn khiến nhiều du khách thuê xe máy để “lách” qua được ùn tắc, dù theo quy định, người nước ngoài đang cư trú hoặc đang làm việc, học tập ở Việt Nam từ 3 tháng trở lên mới có thể dự học và thi xin cấp giấy phép lái xe. (Ảnh: vov.vn)“Chẳng dại gì mà đi ôtô hay xe bus khi trên đường ngập tràn xe máy. Đi ôtô thì tắc đường, xe bus thì phải chờ quá lâu. Chọn xe máy là hay nhất. Đi lại rất tiện”, Francis -một người Pháp đã sang Việt Nam đã được 4 năm, cho hay trên Autodaily. (Ảnh: baokhanhhoa.com.vn)Nhiều người nước ngoài cố tình không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Một hình ảnh không đẹp tại Ngõ Huyện, Hà Nội, ngày 11/9/2013. (Ảnh: duongbo.vn)Lợi dụng tâm lý “ngại” của CSGT, một số người khi bị bắt thì cố tình không hiểu, hoặc chỉ nói tiếng bản ngữ để cuối cùng CSGT “nản”, cho đi. (Ảnh: baophapluat.vn)Những chủ cơ sở cho thuê xe tự phát cũng không yêu cầu người thuê phải có bằng lái, chỉ miễn là cho thuê được xe, lấy được tiền. “Khách Tây làm răng có bằng, mà cũng chẳng cần luôn. Người Tây ra đường cảnh sát giao thông chẳng hỏi han mô mà lo. Ở đây tui cho thuê xe máy cả mấy chục năm nên biết rõ rồi”. ông T., chủ một địa chỉ cho thuê xe máy trên đường Hùng Vương (TP Huế) nói. (Tin, ảnh: baothuathienhue.vn)Nhiều du khách cho biết, nhân viên khách sạn đã không nói cho họ biết về quy định không cho du khách nước ngoài thuê xe gắn máy nếu không có bằng lái. “Chúng tôi đưa cho nhân viên khách sạn 200.000 đồng là có xe ngay”. Mille (25 tuổi, người Anh) cho biết trên báo Lao Động (Ảnh: baokhanhhoa.com.vn)Vì ham lợi, ý thức an toàn giao thông kém, những chiếc xe quá “đát”, xuống cấp cũng được người Việt đưa ra cho khách thuê. (Tin, ảnh: baothuathienhue.vn)Việc thuê thì quá dễ dàng, chỉ cần đặt cọc tiền và hộ chiếu là được thuê. (Ảnh qua hanoi36street.com)Anh Chales Von Presley (quốc tịch Mỹ) nói: “Bạn biết đấy, không cần yêu cầu gì quá cao cho việc này cả. Chỉ cần có tiền và hộ chiếu là được rồi. Tôi thấy thuê dễ hơn nhiều ở Mỹ. Ở Mỹ thì rất khó để chạy xe máy. Phải cho họ thấy CMND, bằng lái, bảo hiểm, và phải trên 26 tuổi”. (Ảnh chụp màn hình/VTV)Chỉ từ 5 đến hơn 10 USD/ngày (tương đương 100.000 – 250.000 đồng/ngày), kèm tiền đặt cọc khoảng 250 USD (5 triệu đồng) là du khách đã có thể được tự đi xe máy. Hình ảnh tại khu phố Tây (quận 1, Sài Gòn). (Ảnh: sggp.org.vn)Cứ thế, ý thức tham gia giao thông kém của người Việt cộng những quy định xử phạt lỏng lẻo làm nối dài những sai phạm về an toàn giao thông. Các du khách không biết đường, không biết luật, không bằng lái vẫn tự do đi xe máy tại Việt Nam. (Ảnh: canthotv.vn)Hầu hết khách du lịch nước ngoài không có Giấy phép lái xe mô tô ở Việt Nam… (Ảnh qua duongbo.vn)… vẫn tham gia giao thông, bất chấp sự hỗn loạn kinh hoàng như thế này trong nội thành. Hình ảnh giao thông ở ngã tư Nguyễn Văn Cừ – Trần Hưng Ðạo (Sài Gòn) vào lúc chạng vạng tối. (Ảnh: Nguyễn Minh Tân)Hay trên đường quốc lộ. Liệu người nước ngoài có được chuẩn bị để đối mặt trước những tình huống giao thông như thế này? (Ảnh chụp màn hình/vnexpress.net)Nam thanh niên cố tình vượt đèn đỏ bị ôtô đâm thẳng vào người, tháng 10/2014, trên quốc lộ 5 (tại một ngã tư gần 559, Hải Dương). (Ảnh chụp màn hình/vnexpress.net)
Đã có quá nhiều vụ tai nạn với người tử vong là các du khách nước ngoài sau khi bị “nhiễm” thói quen giao thông đáng sợ của người Việt.
Một người nước ngoài không đội mũ bảo hiểm, đi xe máy vào đường ngược chiều và bị tai nạn. (Ảnh: Facebook Huỳnh Thế Quỳnh Vân).Vụ tai nạn xảy ra vào tháng 1/2015, trên đường Đồng Khởi (Quận 1, Sài Gòn). Người này tuy vẫn tỉnh táo, nhưng bị mất nhiều máu. (Ảnh: Facebook Huỳnh Thế Quỳnh Vân).Sau đó được nhân viên y tế và mọi người chuyển lên cáng đi cấp cứu. (Ảnh: Facebook Huỳnh Thế Quỳnh Vân).Ngày 6/3/2014, ở Hội An, Quảng Nam, do bị một chiếc xe tải va chạm tại khúc cua, một nữ du khách đã tử vong tại chỗ. Nam du khách cũng là người nước ngoài ngồi sau may mắn thoát chết. (Tin, ảnh: nld.com.vn)Ngày 21/9/2014, tại giao lộ Điện Biên Phủ – Đinh Tiên Hoàng (phường Đa Kao, quận 1, Sài Gòn), anh Fluery Otavio Augusto Formigoni (SN 1990, quốc tịch Mỹ, tạm trú quận 2) chạy xe phân khối lớn với tốc độ cao đã va chạm với một phụ nữ điều khiển xe máy và một người bán vé số. (Tin, ảnh: laodong.com.vn)Cú va chạm mạnh làm Fluery Otavio Augusto Formigoni tử vong tại chỗ, 2 người còn lại bị thương. Trong hình là hiện trường vụ tai nạn với chiếc mô tô bị biến dạng và thi thể của nạn nhân. (Ảnh: laodong.com.vn)Một mảng gạch ốp tường trước cửa hàng số 101 đường Đinh Tiên Hoàng bị vỡ nát, yên chiếc xe máy bị văng ra ngoài sau khi xe bị mất lái, lao thẳng lên lề. (Ảnh: laodong.com.vn)Chiếc môtô bị gãy phụt trước, bể đèn, hư hỏng nặng. (Ảnh: laodong.com.vn)