Khoảng đầu năm nay, một nhóm ngư dân khi đang đánh bắt tại vùng biển Lakes Entrance nằm ở phía Đông tiểu bang Victoria, nước Úc, đã kéo lên được một con cá mập mà nguồn gốc của loài này đã có từ cách đây khoảng 80 triệu năm và là một trong hai loài sinh vật tiền sử được cho là vẫn còn tồn tại.


Theo Giám đốc điều hành của hiệp hội đánh bắt cá Đông Nam (SETFA) – ông Simon Boag cho biết: “Loài cá này có hàm răng khoảng 25 hàng với xấp xỉ 300 chiếc răng, vậy nên khi con mồi đang ở trong miệng của nó thì khó mà thoát ra được. Hàm răng dài, sắc nhọn và rất linh hoạt giúp nó có thể giữ chặt và ăn cả những con mồi to lớn. Ngoài ra nó còn có một vây lưng, một vây hậu môn và một vây vùng chậu ở phía cuối của cơ thể giúp cho nó di chuyển rất nhanh và mạnh mẽ.”

Người ta tin rằng, đây là lần đầu tiên con người nhìn thấy được loài sinh vật này, do vậy nó có thể được xem như là một “hóa thạch sống” của loài cá mập tiền sử.
Nguyên Nguyên
Xem thêm:
- Video hy hữu: VĐV thoát khỏi cá mập tấn công ngay trong cuộc thi lướt ván
- Phát hiện lỗ đạn trên các hộp sọ tiền sử hàng triệu năm tuổi
- Tấm bản đồ Piri Reis: Bằng chứng của một nền văn minh tiên tiến thời tiền sử?
- Một đường hầm trong truyền thuyết được tìm thấy ở Mexico