Viên sỏi được lấy ra từ một bệnh nhân 34 tuổi hiện đang được điều trị tại bệnh viện Đa khoa Phú Bình, Thái Nguyên đã khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi có kích thước lên tới gần 10cm và cân nặng khoảng 400g.
Theo Yan, mới đây, trên mạng xã hội đã chia sẻ những hình ảnh về viên sỏi vừa được lấy ra từ cơ thể của một bệnh nhân. Được biết, người này 34 tuổi và đang điều trị tại bệnh viện Đa khoa Phú Bình, Thái Nguyên.

Từ những hình ảnh được chia sẻ cho thấy, viên sỏi này nặng gần 400g và có kích thước lên tới gần 10cm.
Ngay khi bài viết được chia sẻ, nó đã nhanh nhận được sự quan tâm của cư dân mạng. Nhiều người dường như không tin được vào mắt mình vì viên sỏi quả lớn. Nhiều người từng bị sỏi thận thậm chí còn ngạc nhiên vì của bản thân mới bé xíu mà đã đau “thừa sống thiếu chết” huống hồ lên tới gần 10cm.

Ngoài ra, nhiều cư dân mạng còn thắc mắc, làm sao mà người này có sỏi to đến như vậy và họ chịu đựng thế nào trong thời gian vừa qua.
Bệnh sỏi thận
Sỏi thận hay sạn thận, sỏi đường tiết niệu là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi thận là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận.
Đối với sỏi thận có kích thước nhỏ có thể được tống ra ngoài khi đi tiểu bình thường. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn khi di chuyển trong thận, niệu quản, bàng quang… gây cọ xát dẫn tới tổn thương thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu để lại những hậu quả rất khôn lường.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
Sử dụng thuốc tùy tiện: Việc tự kê đơn, sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ có thể dẫn tới bệnh sỏi thận. Theo thống kê của các chuyên gia tại Anh quốc cho thấy, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Một số nhóm kháng sinh được nhắc tới như: Cephalosporin, Penicillin…
Chế độ ăn uống không hợp lý: Thói quen ăn mặn, nhiều dầu mỡ làm tăng thể tích tuần hoàn điều này đồng nghĩa các chất khoáng được lọc qua thận nhiều hơn làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
Thói quen uống ít nước: Khi lượng nước đưa vào cơ thể quá ít, không đủ để thận lọc và đào thải ra ngoài điều này làm cho nước tiểu trở nên đậm đặc, tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh lại và gây bệnh sỏi thận.
Mất ngủ kéo dài: Mô thận sẽ có khả năng tự tái tạo tổn thương khi cơ thể chìm vào giấc ngủ. Do đó, khi bạn bị mất ngủ kéo dài thì chức năng này sẽ không được thực hiện, càng để lâu thì nguy cơ dẫn tới sỏi thận càng tăng.
Nhịn ăn sáng: Dịch mật đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt vào buổi sáng, cơ thể cần nhiều năng lượng sau 1 đêm ngủ dài. Tuy nhiên, việc nhịn ăn sáng khiến dịch mật bị tích tụ trong túi mật và đường ruột dẫn tới sỏi thận.Nhịn tiểu: Việc nhịn tiểu thường xuyên khiến các chất khoáng không được đào thải mà dẫn đến sự lắng đọng. Khi lượng calci tích tụ lại đủ lớn sẽ hình thành sỏi trong thận.