"6 công lúa đông xuân của gia đình mất trắng. Từ trước tới nay dân ở đây chưa từng chứng kiến cảnh nước mặn lên cao và nắng hạn gay gắt như thế này", bà Phạm Thị Tiết (80 tuổi, ở xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang) nói. (Nguồn: vnexpress.net)
Chưa lúc nào, đời sống của người nông dân vùng ĐBSCL lại rơi vào tình cảnh lao đao như hiện nay. Từ lúa, hoa màu, cây ăn trái, cho đến vật nuôi… đều đứng trước nguy cơ chết khát, chết đói do thiếu nước ngọt, mặn xâm sâu.
Tính đến ngày 10/3, 8/13 tỉnh, thành phố của ĐBSCL đã công bố thiên tai hạn và xâm nhập mặn, hầu hết đều ở cấp 1 (mức nguy hiểm). Theo báo cáo cập nhật vào cuối tháng 2 của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, dòng chảy từ thượng lưu sông Mê Kông đang xuống ở mức thấp lịch sử. Đây được cho là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng xâm mặn nghiêm trọng, khi khí tượng và thủy triều vẫn diễn biến như mọi năm.
Phản ứng về việc này, cũng trong ngày 10/3, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng cho biết đã thúc đẩy phía Trung Quốc xả nước hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông và nhận được phản hồi chấp thuận từ phía nước này.
Tuy nhiên chưa rõ khi nào việc này được thực hiện.
Dưới đây là một số hình ảnh cập nhật về hạn, mặn và mức tác động đối với bà con vùng ĐBSCL:
Mặt đất nứt nẻ, khô khốc tại Cà Mau, tháng 3/2016. (Facebook Hồng Xiêm)Những mảnh ruộng khô nứt khiến 5.000m2 lúa đông xuân tại huyện Ba Tri (Bến Tre) bị mất trắng từ khi giai đoạn mạ non. (Nguồn: danviet.vn)Tính trên toàn tỉnh Bến Tre, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào đầu tháng 3, diện tích lúa bị thiệt hại 100% lên đến 19.774 ha, trong đó 14.759 ha lúa vụ Đông Xuân 2015 – 2016 bị vàng lá khi chưa trổ bông. (Ảnh: danviet.vn)Hơn 100.000 cây con ở Chợ Lách (Bến Tre) đã chết vì mặn, tháng 3/2016. (Ảnh: baodongkhoi.com.vn)Vườn cây bơ giống của một hộ dân ở huyện Châu Thành (Bến Tre) bị nước mặn làm héo dần, tháng 3/2016. Tại Cà Mau, Vĩnh Long, Bến Tre…, các cây cho trái như sầu riêng, xoài, bưởi, dừa đang bị rụng bông, rụng trái. (Ảnh: nld.com.vn)Những giồng cát trồng hoa màu ven biển ở miền Tây cằn khô. Nhiều người bỏ ruộng đi làm thuê để cứu ruộng, nhưng các vùng đều trong cảnh lao đao. (Ảnh: vnexpress.net)
Lúa chết, hoa màu chết, nông dân tiếp tục phải gồng mình lo thêm chi phí mua rơm cho đàn bò. Theo báo Lao Động, các nông hộ tính toán trung bình mỗi ngày 1 con bò ăn hết 1 bó rơm cuộn (khoảng 14kg), hiện 2kg rơm có giá gần bằng 1kg lúa. (Ảnh: baodongkhoi.com.vn)Hình ảnh hạn – mặn chưa từng thấy đang diễn ra tại Sóc Trăng. Những cánh đồng vàng úa vì thiếu nước tưới, tháng 2/2016. (Ảnh: laodong.com.vn)Những cánh đồng vàng úa, cháy khô vì thiếu nước tưới. (Ảnh: laodong.com.vn)Vẻ mặt bần thần, bối rối của người nông dân, khi một công thu chưa đến 10 bao. Thông thường, mỗi công thu được 20 bao (một bao nặng hơn 50kg). (Ảnh: laodong.com.vn)Tại Đồng Nai, hơn 4ha trồng mía và cả ruộng mía của gia đình ông Trần Văn Hổ (ngụ ấp 2, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch) đang chết vì khô hạn. Mía khô lá đến tận ngọn. (Nguồn: danviet.vn)Tại Kiên Giang, mặn xâm nhập sớm hơn mọi năm khoảng 2 tháng. Theo Đài Khí tượng Thủy văn Nam bộ, do lượng nước từ thượng nguồn sông Mê Kông về nhỏ nên mặn xâm nhập sớm và sâu. (Ảnh: nongnghiep.vn)Lúa bị nghẹn đòng, không ra hạt, dần dần chết khô. Tính đến hiện tại, hơn 55.000 ha lúa tại Kiên Giang bị thiệt hại. (Ảnh: vnexpress.net)Người dân cố gắng vét từng giọt nước cuối cùng từ những con kênh nội đồng, mong cứu được lúa. (Ảnh: nongnghiep.vn)Nước sinh hoạt có giá 40.000 – 70.000 đồng mỗi m3, người dân chỉ để nấu nướng còn tắm giặt vẫn dùng nước nhiễm mặn. Tại bệnh viện, khách sạn, nhà hàng… nơi đây, nước đang phải dùng tiết kiệm do không biết khi nào mới hết hạn, mặn. (Ảnh: vnexpress.net)