Bạn dễ dàng nổi điên, cảm thấy vô cùng khó chịu chỉ vì tiếng nhai nhóp nhép từ người khác, thậm chí là tiếng thở… Các nhà khoa học đã chỉ ra, những người ghét tiếng nhai nhóp nhép của người khác có óc sáng tạo và rất thông minh.
 

Ghét tiếng nhai nhóp nhép của người khác, có thể bạn là một thiên tài
Ghét tiếng nhai nhóp nhép của người khác, có thể bạn là một thiên tài

Nếu bạn thấy những tiếng nhóp nhép thật đáng ghét thì có lẽ bạn nên đi khám xem có phải mình đang bị bệnh misophonia. Đó là một sự bất thường ở não bộ – nó khiến bạn ghét các âm thanh phát ra khi ăn, nhai, thở và thậm chí là cả tiếng bút lách cách.

Mặc dù các nhà nghiên cứu lần đầu tiên đặt thuật ngữ misophonia vào năm 2001 nhưng cộng đồng y khoa luôn nghi ngờ tính chính thống của căn bệnh này. Nhưng với nghiên cứu mới nhất đăng tải trên tạp chí Current Biology vào tháng 2/2017, chúng ta có thể khẳng định rằng tiếng ồn có thể làm hỏng cuộc sống của ai đó.

Một nhóm các nhà nghiên cứu ĐH Newcastle (Anh) đã chụp MRI não bộ những người mắc hay không mắc chứng bệnh misophonia trong khi nghe 1 âm thanh.

ghet tieng nhai nhop nhep cua nguoi khac co the ban la mot thien tai

Các âm thanh họ nghe sẽ từ trung tính (tiếng mưa, tiếng nước sôi), đến không vui vẻ (tiếng trẻ khóc hay người hét) và cả những âm thanh được kích cường độ (tiếng động phát ra khi ăn, thở).

Kết quả cho thấy, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận những thay đổi đáng kể ở hoạt động của não bộ những người bị misophonia khi họ nghe những âm thanh nhưng tiếng động phát ra khi thở, ăn.

Hóa ra, những người bị misophonia đã có sự phát triển khác biệt ở phần thùy não trước, làm cho bộ não của họ phản ứng tiêu cực với những kích động âm thanh này. Nó cũng làm họ toát mồ hôi và tăng nhịp tim.

Ghét tiếng nhai nhóp nhép của người khác, có thể bạn là một thiên tài
Bạn bị căng thẳng, khó chịu khi nghe thấy những âm thanh cực nhỏ từ người khác.

Những người mắc chứng Misophonia thường phải chịu đựng một mình vì sợ bị chế giễu. Khi chia sẻ về căn bệnh, người khác đơn giản chỉ thấy bạn quá nhạy cảm.

Tuy nhiên, một tin tốt đến với những ai mắc phải hội chứng nhạy cảm với âm thanh rằng bạn có thể là một thiên tài sáng tạo. Các nhà khoa học chứng minh các thiên tài như Charles Darwin, Anton Chekhov và nhà văn Marcel Proust… đều phải bịt tai khi làm việc để tránh tiếng ồn.

Tại ĐH Northwestern, Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát mối liên hệ giữa tiếng ồn và sự sáng tạo trên 100 người tham gia. Kết quả là những người mắc phải hội chứng nhạy cảm với âm thanh có sức sáng tạo cao hơn người bình thường.

Nhiều người đặt câu hỏi liệu có cách nào để điều trị chứng bệnh này? Đáng tiếc, bệnh này hiện chưa rõ nguyên nhân và thuốc chữa.

ghet tieng nhai nhop nhep cua nguoi khac co the ban la mot thien tai

Theo Viralthread, các nhà nghiên cứu đã đề xuất biện pháp giúp những người mắc chứng Misophonia kiềm chế cơn tức giận và hạn chế tác động tiêu cực tới các mối quan hệ xã hội bằng cách nói chuyện thẳng thắn với mọi người. Nếu không tin, hãy cho họ xem những bài viết nói về chứng Misophonia.

Với môi trường làm việc, bạn có thể nói khéo với sếp về bệnh tình để được chuyển tới địa điểm làm việc khác. Một số người còn dùng biện pháp thôi miên để giải quyết các triệu chứng và khẳng định có hiệu quả.

Yến Yến