Đốn hạ, di dời 300 cây xanh: Người dân kêu gọi “Xin đừng cắt bỏ lá phổi Sài Gòn”
Ban Biên Tập26/03/16, 11:39
Các bạn trẻ kêu gọi “Xin đừng cắt bỏ lá phổi Sài Gòn”, trước thông tin sẽ đốn hạ, chặt bỏ nhiều cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) để lấy đất làm dự án đô thị, ngày 25/3/2016. (Tự Minh/Đại Kỷ Nguyên)
Hôm qua, ngày 25/3, trước thông tin những cây cổ thụ nhiều năm tuổi sẽ bị đốn hạ, một số giảng viên, sinh viên và người dân Sài Gòn đã giơ biểu ngữ và kêu gọi “Xin đừng cắt bỏ lá phổi Sài Gòn” trên đường Tôn Đức Thắng, Quận 1.
Như Đại Kỷ Nguyên đã đưa tin, ngày 23/3, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM thông báo có khoảng 300 cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng (Q.1, TP.HCM) sẽ được di dời và đốn hạ để giải tỏa không gian cho dự án cầu Thủ Thiêm 2 và nhà hạng mục nhà ga Ba Son.
Trong đó, 16 cây thuộc hạng mục nhà ga Ba Son. Từ ngày 26/3 đến 7/5 sẽ đốn hạ 12 cây và di dời 4 cây. Nhiều cây trong đó thuộc loại cổ thụ.
Số cây xanh còn lại thuộc chủ đầu tư dự án cầu Thủ Thiêm 2, dự kiến cuối tháng 4/2016 mới có báo cáo phương án trình UBND TP.
Theo đó, ngày 25/3, một số giảng viên, sinh viên Đại học ở Sài Gòn cùng người dân Sài Gòn đã giơ biểu ngữ lên tiếng bảo vệ mảng xanh trên một trong những con đường đẹp nhất thành phố này.
Một bạn sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng chia sẻ: “Chúng em ở đây để lên tiếng cho những cái cây đáng thương này, nếu không bảo vệ những cây này thì Sài Gòn cũng sẽ trơ trọi giống như Hà Nội mất!”.“Phải bảo vệ cây thôi, đâu thể muốn chặt là chặt, những cây này cả trăm tuổi rồi!“, một người dân nói.Các sinh viên, giáo viên trường Đại học Sài Gòn đổ ra đường Tôn Đức Thắng để kêu gọi ngừng chặt cây.Hình ảnh kêu gọi ôn hòa thu hút sự chú ý của nhiều người, trong đó có các du khách nước ngoài.Người dân Sài Gòn thay mặt cho cây lên tiếng nói.
Một bác xe ôm lâu năm trên con đường này cho biết: “Những cái cây này là từ thời Pháp thuộc đến bây giờ, gốc cây to lắm, đốn thì biết bao giờ mới trồng lại được như vậy, mà chuyện nhà nước làm mình dân thường có bất bình thì cũng làm được gì!”. Nói xong, bác ngậm ngùi nhìn hàng cây đầy tiếc nuối.
Hàng cây gắn liền với cuộc sống của nhiều người dân từ hàng chục năm nay.Năm 2013, UBND TP HCM ban hành danh mục 28 loài cây cấm trồng trên vỉa hè và dải phân cách đường phố, trong đó có cây xà cừ (hay còn gọi là cây sọ khỉ) với lý do rễ nông, ăn ngang, trồi trên mặt đất gây hư vỉa hè, mặt đường, dễ gãy đổ khi bão lớn.TS Đặng Văn Hà, Phó viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và Nội thất (ĐH Lâm nghiệp) cho biết trên Vnexpress: “Trước đây Pháp trồng cây xà cừ ở khu vực Ba Đình vì đường đi lúc đó không nhiều như bây giờ, nhà cửa lại thưa thớt, có khoảng lùi, nên phần đất trồng cây xà cừ rất rộng. Còn nay Hà Nội đã mở rộng hè đường, đất dành cho cây rất ít, quá trình đào bới, cây bị ảnh hưởng dẫn đến lệch tán và có thể đổ. Hơn nữa, trong quá trình duy trì, người chăm sóc cứ thấy cành nào nghiêng là chặt mà không chú ý chặt cắt tỉa định hướng cân đối trở lại, nên càng chặt càng ngả”.PGS. TS. Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng trường Đại Học Cần Thơ thì nhìn từ những gốc xà cừ trong khuôn viên trường và đặt câu hỏi, với các cây xà cừ có đường kính khoảng 40 cm, các bạn nghĩ xem gió cấp mấy nó mới bị bật gốc?Những gốc cây có đường kính trên 50 cm, bộ rễ phát triển trồi lên khỏi mặt đất khẳng định tuổi đời của mình.Không gian đô thị với 3 hàng cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng. Đây được coi là một trong những con đường có hàng cây xanh đẹp nhất Sài Gòn.Hàng cây giúp cho con đường vừa hiện đại vừa gần gũi với thiên nhiên.Những tán cây rộng lớn này chính là lá phổi của thành phố khi ngày càng nhiều công trình, tòa cao ốc mọc lên.Một góc Sài Gòn thân thiện, hiền hòa.Hàng cây che chở cho những người mưu sinh nơi đây.“Phố đi bộ” xanh mát bóng cây của nhiều học sinh, sinh viên và người dân trong khu phố. Hòa hợp với thiên nhiên là xu hướng mà nhiều quốc gia đang hướng tới, thay vì can thiệp theo ý chủ quan của con người.Con đường rợp bóng mát mà người dân Sài Gòn đang bảo vệ vì cuộc sống của chính mình và của toàn thành phố.