Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) và Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) vừa phối hợp cùng nhau phóng một tàu vũ trụ tới thám hiểm Sao Thủy. Tên lửa khai hỏa tại Guiana, Pháp mang sứ mệnh khám phá Sao Thủy và sự hình thành của Hệ Mặt Trời.

Sao Thủy nằm gần Mặt Trời và có tốc độ quay rất chậm, nên nhiệt độ chênh lệch rõ rệt giữa ngày và đêm, giao động từ 427 °C đến -173 °C. Thêm vào đó, do hứng chịu trực tiếp các tia bức xạ từ Mặt Trời nên bề mặt Sao Thủy có độ phóng xạ rất cao, là trở ngại lớn cho việc đáp các thiết bị xuống để thu thập dữ liệu.

Là thành quả của sự kết hợp giữa hai cơ quan vũ trụ hàng đầu Châu Âu và Nhật Bản, tàu vũ trụ BepiColombo vừa khởi hành từ Trái Đất hướng tới Sao Thủy. Con tàu vũ trụ này được đặt tên theo nhà khoa học người Ý Giuseppe Colombo.

sở hữu thiết kế lạ thường được mô tả như một “máy bay xếp chồng” dạng mô-đun mang theo 2 vệ tinh. Trong đó một vệ tinh được xây dựng bởi ESA, chiếc còn lại do JAXA lắp ráp. Các vệ tinh này đều được phủ một lớp sứ đặc biệt, có khả năng cách nhiệt rất tốt do hang máy bay Airbus thiết kế.

Các nhà khoa học ước tính chuyến đi tới Sao Thủy sẽ mất 7 năm, vì vậy cũng còn khá lâu chúng ta mới có kết quả từ nhiệm vụ này. Con tàu vũ trụ sẽ bay một vòng quanh Trái Đất, hai vòng quanh Sao Kim, và khoảng sáu vòng quanh sao Thủy để giảm tốc, sau đó mới hạ cánh xuống bề mặt. Nếu mọi việc suôn sẻ, phi thuyền sẽ đến Sao Thủy vào tháng 12/2025

T.Vũ (Tổng hợp)